Chắc hẳn, bạn đã từng được nghe về khái niệm “BA” trong những dự án phần mềm. BA có vai trò rất quan trọng trong công ty bởi đây là những người đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm duy trì và tăng trưởng doanh thu. Vậy BA là gì? Làm thế nào để trở thành một BA? Hãy cùng tìm hiểu về thuật ngữ này thông qua bài viết dưới đây.
BA là gì?
BA là từ viết tắt của cụm từ Business Analyst, mang ý nghĩa nghĩa là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Vị trí này chính là người đứng giữa, có vai trò kết nối khách hàng với người làm kinh doanh, người làm kỹ thuật của doanh nghiệp và đưa ra giải pháp cho những yêu cầu từ phía khách hàng. Hiện nay, BA được chia làm 3 loại nghiệp vụ như sau:
BA là gì?
Management Analyst
Nhóm này bao gồm các nhà phân tích quản lý, thường được gọi là chuyên gia tư vấn quản lý. Họ đảm nhận vai trò là người đề xuất các cách để cải thiện hiệu quả trong các tổ chức kinh doanh. Thông thường, họ tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp về cách làm cho các tổ chức có lợi nhuận cao hơn thông qua việc giảm thiểu chi phí và tăng doanh thu.
Systems Analyst
Vị trí này được hiểu là chuyên viên phân tích hệ thống. Đây là người phân tích và thiết kế yếu tố kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh có sử dụng công nghệ thông tin. Trong các doanh nghiệp, các chuyên viên này được coi là người xác định những thay đổi cần thiết, sau đó thiết kế hệ thống để thực hiện những thay đổi đó. Cuối cùng, họ thực hiện đào tạo cho nhiều người khác có thể sử dụng hệ thống mới.
Data Analyst
Công việc chính của vị trí này là thu thập và phân tích các dữ liệu đó. Sau đó, họ sử dụng các dữ liệu, số liệu đó để xác định xu hướng và tạo mô hình để dự đoán những điều có thể xảy ra trong tương lai. Dữ liệu này có thể ở dạng biểu đồ, đồ thị, báo cáo…
>> Đọc thêm: CMO là gì?
Công việc chính của Business Analyst là gì?
BA được xem là cầu nối giữa khách hàng và những người thực hiện dự án và là người hiểu rõ nhất về hệ thống mà họ sẽ thực hiện. Trong doanh nghiệp, công việc chính của BA là:
- Làm việc trực tiếp với khách hàng. Họ bắt đầu từ việc khơi gợi, khai thác yêu cầu và đề xuất những giải pháp phù hợp. Sau đó, họ tiến hành mô hình hóa các quy trình và xác nhận thông tin với khách hàng.
- Chuyển giao thông tin cho đội dự án, bao gồm cả team các phát triển dự án như QC, PM, Dev,… hay những team liên quan đến dự án bạn đang thực hiện.
- Quản lý sự thay đổi của yêu cầu. Bản chất của kinh doanh là luôn thay đổi. Do đó, trong thực tế sẽ vẫn có những yêu cầu theo thời gian cần được biến chuyển. Vì vậy, các BA cần phải phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến toàn bộ hệ thống và phải quản lý được điều đó.
BA là gì? Công việc chính của Business Analyst là gì?
Để trở thành BA cần có những kỹ năng gì?
Kỹ năng công nghệ
Nếu có được sự hiểu biết và khả năng công nghệ tốt, BA sẽ tự tin hơn trong việc tìm ra phương pháp kinh doanh và cập nhật kịp thời những ứng dụng mới nhất. Việc này sẽ giúp cho quá trình làm việc của BA nhận được sự tin tưởng của khách hàng cũng như dễ dàng trao đổi công việc với các đội dự án.
Kỹ năng giao tiếp
Do đặc thù của công việc, các BA dùng nhiều thời gian cho việc giao tiếp với khách hàng, người quản lý và đội dự án trong doanh nghiệp. Việc giao tiếp của các BA cần rõ ràng các chi tiết về yêu cầu dự án, sự thay đổi cũng như kết quả thử nghiệm mang tính quyết định đến sự thành công của dự án đó. Vì vậy, trong sự nghiệp của một BA, kỹ năng ngoại ngữ trôi chảy và giao tiếp bằng văn bản là kỹ năng vô cùng thiết yếu.
Kỹ năng phân tích
Kỹ năng này không thể thiếu đối với một BA, bao gồm việc phân tích nhu cầu kinh doanh của khách hàng được hiểu đúng, đủ và truyền tải chính xác vào các ứng dụng. Ngoài ra, công việc của BA còn phải phân tích số liệu, các bảng khảo sát với người sử dụng đầu tiên để xác định và quá trình xử lý các vấn đề cần khắc phục.
Để trở thành BA cần có những kỹ năng gì?
Kỹ năng đàm phán
Trong doanh nghiệp, BA được coi là cầu nối giữa các nhà phát triển và người sử dụng, khách hàng và các công ty. Để tìm kiếm được sự cân bằng giữa mong muốn cá nhân và nhu cầu kinh doanh, sau đó tương tác với nhiều đối tượng để tìm ra giải pháp tối ưu cần phải có một kỹ năng đàm phán và thuyết phục chuyên nghiệp.
Kết luận
Bài viết trên vừa chia sẻ đến bạn về khái niệm BA là gì cũng như những kỹ năng cần có của một BA. Mong rằng vài viết trên sẽ hữu ích và giúp bạn tìm được hướng đi mới trên con đường sự nghiệp tương lai.