Campaign là gì? Tất tần tật những điều cần biết về campaign

Trong thời đại “thương trường là chiến trường” như ngày nay, các doanh nghiệp luôn nỗ lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Mỗi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đều phải xây dựng chiến lược để tiếp cận và định vị trong tâm trí khách hàng. Để chiến thắng đối thủ bạn cần có những campaign thành công. Vậy campaign là gì? Cùng tìm hiểu về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây.

Campaign là gì? 

Campaign được hiểu là chiến dịch, cụ thể hơn là chiến dịch truyền thông, quảng cáo sản phẩm qua nhiều phương tiện, nền tảng khác nhau như: truyền hình, báo chí, mạng xã hội,… Chiến dịch truyền thông mang tính quyết định doanh nghiệp đó thất bại hay thành công. Trong thị trường cạnh tranh ngày càng cao, các doanh nghiệp nên thực hiện chiến dịch quảng cáo thường xuyên và tận dụng hết các nguồn lực sẵn có để tạo ra nhận diện thương hiệu, tăng doanh thu. Một chiến dịch thành công không chỉ là doanh nghiệp sử dụng ngân sách bao nhiêu mà còn phụ thuộc vào cách vận dụng các phương thức quảng cáo.

Campaign la gi

Campaign là gì?

Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của từng chiến dịch để quyết định ngân sách và hình thức quảng cáo phù hợp. Từng chiến dịch được thiết kế cho các mục tiêu khác nhau như: ra mắt sản phẩm, xây dựng hình ảnh của thương hiệu, tăng doanh thu…

>> Đọc thêm: Customer journey là gì?

Các bước để thực hiện một campaign thành công

Hiểu rõ về campaign và kế hoạch quảng cáo

Khi biết rõ được chiến dịch của doanh nghiệp phù hợp với kế hoạch tổng thể như thế nào, bạn sẽ xác định được thị trường mục tiêu và đưa ra cách thức để truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách tốt nhất. Campaign cần mang nội dung có sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, hấp dẫn và thu hút khách hàng để có thể làm hài lòng khách hàng.

Cac buoc de thuc hien campaign thanh cong

Các bước để thực hiện một campaign thành công

Đặt mục tiêu cụ thể cho campaign

Bạn có thể đề xuất các tham số chi tiết để đánh giá chiến dịch. Yếu tố cần thiết luôn có là thời gian, ngoài ra còn có yếu tố ngân sách, doanh thu…cần được liệt kê cụ thể và chi tiết. Bạn có thể đặt công thức: mục tiêu của campaign = những gì cần đạt được + thời gian chạy campaign.

Xác định ngân sách được sử dụng cho campaign

Ngân sách là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong một campaign. Bạn cần xác định rõ ngân sách có thể chi cho campaign là bao nhiêu, trong đó bao gồm chi phí quảng cáo (còn gọi là advertising budget) vì rất có thể campaign phù hợp với tập khách hàng mục tiêu nhưng lại có ngân sách quá hạn hẹp cũng rất khó để thành công như mong muốn.

Xác định cách đo lường thành công

Bạn cần biết sẽ sử dụng số liệu hoặc đơn vị nào, cách thức nào sẽ cho biết campaign thành công hay không. Với quảng cáo trực tuyến, bạn có thể sử dụng công cụ Google Analytics. Ngoài ra, bạn cần thiết lập thêm cơ sở để đo lường kết quả của campaign.

Lựa chọn kênh giao tiếp với khách hàng

Từ việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu, bạn cần đưa ra quyết định sẽ sử dụng kênh truyền thông nào. Ví dụ như với đối tượng khách hàng lớn tuổi thường đọc báo in hoặc xem truyền hình, khách hàng trẻ sẽ thích sử dụng mạng xã hội hoặc tvc quảng cáo ấn tượng… Bạn nên tìm hiểu về sở thích, hành vi, thói quen của người tiêu dùng để lựa chọn được phương thức giao tiếp phù hợp nhất.

Cac buoc de thuc hien campaign thanh cong 1

Các bước để thực hiện một campaign thành công

Xây dựng timeline

Liệt kê chính xác thời gian cụ thể của từng hành động. Việc xây dựng timeline sẽ làm gia tăng cơ hội của bạn và cũng là hồ sơ giúp đánh giá sự thành công của chiến dịch.

Thực hiện campaign

Xem xét lại tiến trình của các hành động, mục tiêu và deadline của chúng sẽ giúp bạn giữ đúng mục tiêu và giúp campaign hiệu quả hơn.

Đo lường kết quả cuối cùng

Bạn cần đo lường campaign đã đạt được những gì, có đạt được mục tiêu đề ra hay không, xem xét và đánh giá kết quả của campaign.

Điều chỉnh nếu cần thiết

Sau khi có kết quả đo lường, bạn có thể đưa ra quyết định có tiếp tục campaign này trong tương lai hay không, hoặc điều chỉnh một chút để campaign đạt hiệu quả cao hơn nữa.

Những campaign “cực chất” đến từ các thương hiệu

Heineken ‘Open Your World’

Heineken đang tiến hành loại bỏ các khẩu hiệu trong một chiến lược tiếp thị mới bởi thương hiệu này cảm thấy rằng, nó toàn những lời sáo rỗng và không có sự hấp dẫn đối với thế hệ Millennials – nguồn doanh thu chính của thương hiệu. Khẩu hiệu ‘Open your world’ đến từ Heineken đã diễn ra từ năm 2011, với những chiến dịch bài bản đã giúp họ giành được liên tiếp hai giải thưởng Cannes Lions. Tuy nhiên, khi thương hiệu này tiến hành thử nghiệm chiến dịch hàng năm vào năm ngoái, họ nhận thấy lần đầu tiên chiến dịch không hoạt động theo đúng những gì họ mong muốn. Vì vậy, team Marketing của Heineken đã nghĩ cho ra đời một ý tưởng mới.

Ý tưởng chính của chiến dịch này là Heineken sẽ kích thích người tiêu dùng bằng một câu chuyện có ý nghĩa bằng cách mời những người đối lập nhau hoàn toàn tiến hành tìm ra điểm chung với nhau. Những ý tưởng này có thể bắt nguồn từ câu chuyện về bình đẳng giới, hiện tượng khí hậu trên toàn cầu đến các vấn đề khác. Sau đó, Heneiken khuyến khích họ mở rộng tầm nhìn và thấu hiểu thêm về đối phương của họ.

Apple “Shot On iPhone”

“Shot trên iPhone” là một chuỗi các chiến dịch có sử dụng UGC (nội dung do người dùng tạo nên). Người dùng iPhone sẽ gửi những tấm hình mà họ chụp trên Iphone, sau đó hãng Apple sẽ đăng tải nội dung này trên bảng quảng cáo, trưng bày những bức ảnh chất lượng cao đẹp nhất. Tương tự như việc chia sẻ hình ảnh đơn giản, Apple sẽ ghi lại những cuộc phỏng vấn với một số nghệ sĩ và sử dụng nó như một khúc nhạc lồng tiếng cho các phòng trưng bày video.

Ở phần mô tả, Apple sẽ bao gồm các trích dẫn của những nhiếp ảnh gia về các bức ảnh nổi bật trong từng bài viết. Cuối cùng, Apple sẽ mời người dùng chia sẻ ảnh iPhone của riêng họ trên Instagram với hashtag #ShotoniPhone.

LinkedIn: “In It Together”

Chiến dịch này đại diện cho nỗ lực tiếp thị tích hợp đầu tiên của nhãn hàng LinkedIn. Nó bao gồm video trực tuyến, truyền thông xã hội, quảng cáo hiển thị có trả tiền, quảng cáo ngoài trời, điểm phát thanh, podcast, quan hệ đối tác và Marketing các công cụ tìm kiếm. Chiến dịch này được kéo dài 12 tuần và được nhắm mục tiêu tại 4 thị trường chính, bao gồm: Philadelphia, San Francisco, Los Angeles và Atlanta. Doanh nghiệp sẽ so sánh hoạt động của LinkedIn tại các thị trường này với các thị trường chưa được nhắm mục tiêu nhằm hiểu rõ hơn về kết quả của chiến dịch này.

Các video sử dụng hình ảnh đen trắng, theo phong cách phim tài liệu để giới thiệu những câu chuyện thành công của người dùng LinkedIn trong môi trường độc đáo. Họ thành công nhờ vào việc sử dụng ứng dụng LinkedIn và họ mong muốn chia sẻ sự thành công của mình với mọi người qua chính nơi đã giúp họ thành công, đó là LinkedIn.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ campaign là gì. Một campaign thành công sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận, tăng độ phủ của thương hiệu, làm cho doanh nghiệp có những bước tiến xa hơn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *