Quảng cáo hiển thị là một trong những hình thức quảng cáo không thể thiếu trong những chiến dịch marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào. Các phương thức tính phí quảng cáo là kiến thức cốt lõi trong quảng cáo hiển thị, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được khái niệm cơ bản về các loại hình tính phí quảng cáo này. Do đó trong bài viết này Phương Anh Blog sẽ chia sẻ tới bạn đọc về khái niệm tổng quan, cơ bản nhất về các hình thức tình phí phổ biến như:
Khái niệm cơ bản về CPC, CPM, CPA, CPS, CPI, CPL là gì?
CPC là gì?
CPC là gì?
CPC là từ viết tắt của cụm từ Cost Per Click. CPC được hiểu là hình thức tính phí quảng cáo cho mỗi lần nhấp chuột là một trong những hình thức tính phí phổ biến trong quảng cáo trực tuyến hiện nay.
Ưu điểm của hình thức quảng cáo CPC
Hình thức CPC có ưu điểm đó là tối ưu được ngân sách quảng cáo, nghĩa là trong những trường quảng cáo hiển thị đối với những người dùng không có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ và họ không click vào quảng cáo đó thì bạn sẽ không bị tính phí.
Nhược điểm của hình thức quảng cáo CPC
Chi phí quảng cáo cho hình thức CPC thường cao hơn so với CPM. Ngoài ra bạn cũng không thể xác định được số lần nhấp chuột hoặc những nhấp chuột phát sinh trong cùng một thời điểm cụ thể.
>>> Đọc thêm: Tagline là gì?
CPM là gì?
CPM là từ viết tắt của cụm từ Cost Per Mile được hiểu là hình thức quảng cáo trả tiền cho số lần hiển thị. Với hình thức quảng cáo CPM các nhà quảng cáo sẽ đặt mức giá mong muốn cho 1000 lượt hiển thị cũng như vị trí xuất hiện quảng cáo họ sẽ trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện.
CPM là gì?
Đối với các nhà xuất bản doanh thu của họ sẽ tăng mỗi khi quảng cáo CPM được xuất hiện trên trang của họ. Hình thức này bạn có thể thấy phổ biến thông qua dịch vụ google adsense. CPM và CPC sẽ trạnh tranh với nhau thông qua phiên đấu giá quảng cáo của google, do đó chỉ những quảng cáo có hiệu suất cao nhất mới được hiển thị cho các trang của bạn. Các nhà quảng cáo phải đặt giá thầu cao hơn quảng cáo CPC hiện tại để được hiển thị.
Ưu điểm của hình thức quảng cáo CPM
Hình thức quảng cáo CPM khá dễ dàng trong việc tính toán, ước lượng chi phí cần để chạy CPM. Đồng thời cũng không mất quá nhiều thời gian cho việc setup và khởi chạy một chiến dịch CPM.
Nhược điểm của hình thức quảng cáo CPM
CPM sẽ không đem lại hiệu quả cao đối với các chiến dịch marketing đòi hỏi hiệu quả về doanh thu (Như: Số đơn hàng, số người để lại thông tin liên hệ, số người tham gia sự kiện…) mà sẽ hiệu cho việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm… tăng độ phủ và nhận diện cho doanh nghiệp.
CPA là gì?
CPA là gì?
CPA là từ viết tắt của cụm từ Cost Per Acquisition được hiểu là hình thức tính phí dựa theo một hoặc nhiều hành động cụ thể. Nghĩa là các nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho mỗi hành động hoặc sự chuyển đổi có điều kiện (hoàn thành mẫu đăng ký, tải phần mềm, tham gia sự kiện, mua hàng…) sau những click banner, đường link được đặt trên những trang liên kết.
Ưu điểm của hình thức quảng cáo CPA
Khả năng tính toán chi phí hiệu quả, chặt chẽ hơn so với các hình thức CPM, CPC bởi chi phí chỉ được tính dựa trên hành động (mua hàng, điền mẫu đăng ký…). Hiệu quả trong các chiến dịch marketing hướng tới doanh thu.
Nhược điểm của hình thức quảng CPA
Vì khả năng tính toán, đo đếm chi phí chặt chẽ do đó giá mỗi click sẽ khá cao. CPA chỉ đem lại hiệu quả cao khi bạn có tệp dữ liệu của khách hàng và có khả năng chuyển đổi cao hoặc mục tiêu chiến dịch marketing của bạn có thể tính toán, đo đếm rõ dàng. Ví dụ: Chuyển đổi từ 1000 lead thành 100 đơn hàng.
Các hình thức tính phí quảng CPA:
CPS, CPL, CPI là gì?
- CPS là viết tắt của cụm từ Cost per Sale là hình thức tính phí quảng cáo khi khách hàng thực hiện thành công những hành vi mua hàng trực tuyến của nhà cung cấp.
- CPL là từ viết tắt của cụm từ Cost per Lead là hình thức tình phí quảng cáo khi khách hàng cung cấp thông tin bằng cách hoàn thiện các mẫu trên website theo yêu cầu của nhà cung cấp
- CPI là từ viết tắt của cụm từ Cost per Install là hình thức tính phí quảng cáo khi khách hàng thực hiện hành động cài đặt ứng dụng, phần mềm của nhà quảng cáo.
Như vậy trên đây là một số chia sẻ tổng quan giúp bạn hiểu hơn về khái niệm của các hình thức tính phí quảng cáo hiện nay như: CPM, CPC, CPA, CPS là gì? Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.
*Nguồn: https://marketingai.admicro.vn/nhung-khai-niem-co-ban-cpa-cpc-cpm-cps-va-cpi/
2 Trả lời “Khái niệm tổng quan về: CPC, CPM, CPA, CPS, CPL, CPI là gì?”