Hiện nay thì chỉ số CVR là chỉ số bất cứ doanh nghiệp nào đều muốn tăng nó, đôi khi dùng mọi cách thức, mọi chiêu trò để tăng chỉ số này. Cùng tìm hiểu CVR là gì mà khiến đội ngũ Marketing của doanh nghiệp lại lưu tâm đến thế và những cách tăng chỉ số CVR cơ bản.
Khái niệm CVR là gì?
CVR là gì trong tiếng Việt? CVR là từ viết tắt của cụm từ Conversion Rate dịch ra Tiếng Việt chính là tỉ lệ chuyển đổi. Thông thường thì chiến dịch quảng cáo sẽ quyết định và có ảnh hưởng đến tỉ lệ chuyển đổi. Công thức tính CVR được tính bằng cách chia số người chuyển đổi cho số người click vào quảng cáo và nhân với 100.
Ví dụ: Một quảng cáo hướng người dùng tải ứng dụng đã có 1000 người được tiếp cận quảng cáo và có 15 người dùng click vào quảng cáo và cài đặt ứng dụng thì tỉ lệ chuyển đổi là 1.5% người dùng.
Tỉ lệ chuyển đổi được xác định khi giao dịch của người dùng hoàn thành. Việc khách hàng thêm hàng vào giỏ hàng hoặc xem trang web thì chưa được tính là tỉ lệ chuyển đổi. Chỉ sau khi giao dịch hoàn thành, khách hàng đặc hàng thành công thì mới được xem là một chuyển đổi.
Tỉ lệ phần trăm nên CVR thông thường có thể dao động từ 0 tới 100%. CVR = 0 thì không ai sử dụng dịch vụ đã quảng cáo. CVR = 100 thì toàn bộ người nhìn thấy đã tương tác với quảng cáo và thực hiện điều doanh nghiệp mong muốn. Chính vì vậy, CVR càng cao thì thương hiệu càng có được thành công.
Tiếp thị CVR là việc quan trọng để cải thiện tỉ lệ chuyển đổi trong mọi chiến dịch tiếp thị thông qua kỹ thuật số. Nó đề cập đến những cố gắng để đảm bảo thông điệp của thương hiệu được truyền đạt một cách tối ưu hóa. Những sáng tạo trong việc tiếp thị CVR luôn được coi là thành công nếu chúng mang lại nhiều doanh thu/khách hàng tiềm năng/những kết quả mong muốn. Một ý tưởng tiếp thị CVR tập trung không liên quan đến sự độc hại, quy mô một đơn hàng trung bình hoặc là chỉ số ROI. Tất cả những thông tin kể trên đều là nền tảng cho những chiến dịch thành công, sẽ cùng phối hợp hoạt động với tiếp thị CVR nhằm tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp.
Khái niệm CVR là gì?
>> Xem thêm: Những Khái Niệm Cơ Bản: CPA, CPC, CPM, CPS và CPI
Cách tăng chỉ số CVR
Call To Action rõ ràng
Call To Action (CTA) hiệu quả nhất bằng một động từ mệnh lệnh nào đó, chung sẽ giúp người dùng định hướng được việc mình cần làm tiếp theo và biết được mình sẽ đạt được những gì khi click vào nút CTA. Thông thường những từ được sử dụng trong CTA sẽ bao gồm “Tải xuống ngay”, “Đăng ký ngay”, “Đặt hàng ngay”. Những từ này sẽ giúp thúc giục khách hàng thực hiện ngay điều bạn mong muốn. Doanh nghiệp cần lưu ý không dùng những từ ngữ khó hiểu làm khách hàng phân vân hơn.
CVR là gì? Call-to-Action hiệu quả nhất bắt đầu bằng một động từ mệnh lệnh (Ảnh: Behance)
Thiết kế nút CTA tốt
Thiết kế nút Call To Action cũng là một phần vô cùng quan trọng giúp mang lại sự dễ chịu cho khách hàng, qua đó tăng tỉ lệ chuyển đổi. Thông thường thì các nút luôn tròn hoặc có cạnh tròn bởi nó có cảm giác thoải mái hơn các nút có cạnh sắc nét. Theo nghiên cứu thì cạnh tròn giúp con người chú ý vào nội dung bên trong hơn, rất nhiều doanh nghiệp còn thiết kế màu viền, bóng đổ để giúp mang lại ảo giác chiều sâu.
Nếu như việc đưa tiếng nói của thương hiệu vào CTA là quan trọng, bạn hãy chọn từ danh sách các từ phổ biến nhất trong ngôn ngữ của đội ngũ thương hiệu. Hiện nay, một số dạng Call to Action phổ biến đang được sử dụng nhiều như: “Cài đặt ngay”, “Tải xuống ngay”, “Download ngay”,… Bên cạnh đó, bạn có thể sáng tạo ra những nút call to action độc đáo của riêng bạn nhằm khích lệ, thúc đẩy người dùng hành động.
Thử nghiệm A/B
Các thử nghiệm A/B còn được biết là thử nghiệm phân tách hoặc thử nghiệm đa biến, điều này cho phép nhà tiếp thị khai thác nhiều phiên bản của một chiến dịch. Mỗi phiên bản được phân bổ với tỉ lệ nhất định, thông thường sẽ là tỉ lệ bằng nhau để xác định phiên bản nào của chiến dịch đem lại thành công hơn. Đa phần thì các nhà quảng cáo lớn đều cung cấp, hỗ trợ cho thử nghiệm phân tách để nhà tiếp thị loại bỏ phỏng đoán ra khỏi các sáng kiến tiếp thị CVR.
Thử nghiệm A/B
Thiết kế hình ảnh sản phẩm thật hấp dẫn
Hình ảnh sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi vì khách hàng luôn muốn xem hình ảnh và có được những sự lựa chọn. Hãy chụp sản phẩm ở nhiều góc độ khác nhau ngoài ra màu sắc và độ tương phản cũng phải hợp lý. Một số điểm doanh nghiệp cần thực hiện để có được thiết kế hình ảnh hấp dẫn hơn.
Việc hiển thị sản phẩm từ càng nhiều góc độ khác nhau càng đem lại hiệu quả tốt. Nếu sản phẩm có thể sử dụng được, bạn hãy thử hiển thị sản phẩm trong ngữ cảnh sử dụng cụ thể và phóng to hơn. Sau đây là một vài cải tiến mà các thương hiệu có thể thực hiện ngay, không cần chi tiêu nhiều cho hình ảnh của mình:
- Tạo tính tương tác với hình ảnh giúp người dùng có thể dễ dàng thu phóng theo mong muốn của họ. Người tiêu dùng luôn mong muốn được đến gần với trải nghiệm thực tế, xúc giác nhất có thể.
- Sử dụng hình ảnh có độ phân giải cao.
- Sử dụng nhiều góc chụp và tùy chọn.
- Tạo thêm khoảng trắng xung quanh sản phẩm của bạn.
Cách tăng chỉ số CVR (Ảnh: pinterest.com)
Kết Luận
Sau khi đã hiểu được khái niệm CVR là gì thì doanh nghiệp cũng cần chú ý và phân tích mọi chiến dịch mà mình đã thực hiện để qua đó tối ưu lại, cải thiện lại những thiếu xót nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi một cách miễn phí và hiệu quả hơn.