Đã từ lâu, thuật ngữ IMC là gì trở nên quá quen thuộc đối với người làm Marketing. Hơn thế nữa, việc ứng dụng công cụ này trong lĩnh vực kinh doanh đã tạo nên sự thành công của rất nhiều thương hiệu hiện nay. Thông qua bài viết này, hãy cùng Phương Anh Blog tìm hiểu rõ hơn về khái niệm IMC là gì cũng như cách làm thế nào để xây dựng IMC hiệu quả cho doanh nghiệp?
IMC là gì?
IMC là từ viết tắt của Integrated Marketing Communications, được hiểu là truyền thông Marketing tích hợp hay truyền thông hỗn hợp. Đây là sự kếti hợp những hoạt động truyền thông mang tính chất gắn bó chặt chẽ với nhau, nhằm truyền tải một thông điệp rõ ràng, nhất quán và thuyết phục về một doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó tới khách hàng.
Định nghĩa IMC
IMC gồm các công cụ thực hiện mục tiêu truyền thông của Promotion (xúc tiến hỗn hợp). Đây là thành tố có vai trò quan trọng trong mô hình Marketing 4P nhằm đáp ứng các nhu cầu khách hàng. Có 6 công cụ điển hình và quan trọng nhất trong IMC bao gồm: Marketing trực tiếp, Quảng cáo, khuyến mại, bán hàng cá nhân và PR.
>> Đọc thêm: Marketing Mix là gì?
Quy trình xây dựng IMC hiệu quả cho doanh nghiệp
B1: Xác định mục tiêu rõ ràng
Bước đầu tiên, bạn cần phải xác định mục tiêu cho cả chiến dịch truyền thông tích hợp. Thông thường sẽ có ba mục tiêu chính như sau:
- Marketing Objective (mục tiêu Marketing)
- Business Objective (mục tiêu kinh doanh)
- Communication Objective (mục tiêu truyền thông).
Quy trình xây dựng IMC hiệu quả cho doanh nghiệp
Trong số đó, mục tiêu kinh doanh là hướng tới các con số như sự tăng trưởng, doanh thu, thị phần… Mục tiêu Marketing sẽ mang lại sự thay đổi trong hành vi của khách hàng. Cuối cùng, mục tiêu truyền thông là hướng đến sự thay đổi nhận thức khách hàng.
B2: Xác định đối tượng mục tiêu
Trong các chiến dịch IMC, đây chính là những đối tượng truyền thông thương hiệu. Đây là một bước rất quan trọng, do đó chỉ cần bạn xác định sai đối tượng mục tiêu, mọi kế hoạch truyền thông của bạn đều trở nên vô nghĩa. Vì vậy, điểm mấu chốt là bạn nên chia nhỏ nhóm khách hàng tiềm năng dựa vào một số yếu tố như: hành vi, khu vực địa lý. nhân khẩu học, tâm lý,…
B3: Insight
Đây là vấn đề luôn làm khó cho các Marketer. Insight được hiểu là những vấn đề, băn khoăn, suy nghĩ thầm kín của khách hàng. Và điều tất yếu, Insight sẽ không thể đúng với tất cả mọi người. Vì vậy, bạn chỉ cần tìm kiếm insight của tập khách hàng mục tiêu mà thôi.
Quy trình xây dựng IMC hiệu quả cho doanh nghiệp
B4: Đưa ra ý tưởng
Ở bước tiếp theo, bạn cần tìm kiếm một ý tưởng để giải quyết được vấn đề, còn gọi là Big Idea. Big Idea sẽ giúp bạn định hướng các hoạt động triển khai, đảm bảo tính nhất quán. Cùng với thông điệp chính, chúng sẽ theo xuyên suốt chiến dịch để khách hàng thực sự hiểu được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
Quy trình xây dựng IMC hiệu quả cho doanh nghiệp
B5: Triển khai chiến dịch
Bạn cần lập ra một kế hoạch triển khai cụ thể qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, mỗi giai đoạn sẽ kéo dài bao lâu, ngân sách được sử dụng, mục tiêu chính của từng giai đoạn như thế nào. Ở mỗi giai đoạn, bạn sẽ có những thông điệp chủ đạo gì. Việc vạch ra kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn chỉ cần đi theo đúng phương hướng đã được định sẵn.
B6: Đánh giá hiệu quả
Việc cần làm cuối cùng chính là đánh giá hiệu quả chiến dịch đã được triển khai. Ở bước này, bạn cần đo lường và báo cáo những kết quả đạt được so với KPI đặt ra. Đồng thời, bạn cần tìm hiểu lý do tại sao vượt mức hoặc không đạt được KPI ban đầu. Đây là yếu tố giúp bạn phát huy hoặc rút kinh nghiệm cho những chiến dịch tiếp theo.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm IMC là gì cũng như quy trình xây dựng IMC hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo thêm các chiến dịch IMC trong thực tế để áp dụng thành công cho doanh nghiệp trong các kế hoạch sắp tới.