Influencer là gì? Các tiêu chí đánh giá và phân loại Influencer

Socia media ngày càng phát triển, kèm theo đó là Influencer dần trở thành xu hướng mạnh mẽ để tăng độ tin cậy và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng trong các chiến dịch marketing hiện nay. Có đến 78% người dùng online bị ảnh hưởng bởi lời khuyên của người mà họ tin tưởng (theo nghiên cứu của SocialHeat). Vậy định nghĩa Influencer là gì? Các tiêu chí đánh giá và phân loại Influencer như thế nào? 

Influencer là gì?

Influencer (dịch ra tiếng việt là người có tầm ảnh hưởng) là người có ảnh hưởng đến suy nghĩ hoặc quyết định của người khác do những yếu tố mà họ sở hữu hoặc được cộng đồng nhìn nhận, đánh giá như kiến thức, địa vị, quyền lực, danh tiếng, các mối quan hệ… Ở một góc nhìn khác, trên mạng xã hội, Influencer được hiểu là người có lượng followers lớn, có thể lan truyền tiếng nói, quan điểm về nhãn hàng đến một bộ phận khách hàng. Do đó, Influencer có sức ảnh hưởng càng lớn thì càng có sự thu hút với các thương hiệu đang trong quá trình tìm kiếm gương mặt quảng bá sản phẩm cho họ. Ngày nay, Influencer không chỉ bó hẹp trong giới ngôi sao mà còn mở rộng ra là các cá nhân nổi bật trong từng lĩnh vực.

Influencer la gi

Influencer là gì?

>> Đọc thêm: Kols là gì?

Các tiêu chí để đánh giá Influencer

Chúng ta cần xem xét và đánh giá đến các tiêu chí sau về mức độ ảnh hưởng cũng như hiệu quả marketing của một Influencer:

Reach (Độ phủ)

Đây là chỉ số để đo lường số lượng người theo dõi Influencer trên mạng xã hội (followers, fans). Con số này càng lớn cho thấy mức độ ảnh hưởng và thu hút của họ với cộng đồng mạng càng lớn. Tuy nhiên, Influencer Việt Nam hiện nay có xu hướng tiếp thị đã làm xuất hiện ngành công nghiệp Influencer. Do vậy, con số này chưa đủ độ tin cậy để đánh giá chính xác.

Cac tieu chi danh gia Influencer

Các tiêu chí để đánh giá Influencer

Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng – Brand preference)

Resonance là mức độ tương tác của người dùng với những nội dung do Influencer tạo nên. Họ sẽ có những tương tác khác nhau khi đọc các nội dung của Influencer viết ra, hoặc chia sẻ một cách tích cực trên trang cá nhân của mình. Đây là yếu tố rất quan trọng cho thấy chất lượng tệp khách hàng mà doanh nghiệp đang phục vụ.

Relevance (Sự liên quan)

Yếu tố này mô tả sự liên kết và tương đồng giữa định vụ của hình ảnh thương hiệu với Influencer. Bởi lẽ, mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là hướng đến người tiêu dùng, những người theo dõi (followers, fans). Relevance thường được được xem xét qua các góc độ sau:

  • Demographic (Thông tin nhâu khẩu học): tuổi tác, giới tính, lĩnh vực hoạt động, tình trạng hôn nhân.
  • Personal image (Thương hiệu cá nhân): phong cách thời trang, quan điểm sống, phát ngôn.
  • Fans/followers (Đối tượng audience): chủ đề họ quan tâm, thương hiệu cá nhân.
  • Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, cách thức chia sử quan điểm

Sentiment (chỉ số cảm xúc)

Đây là việc Influencer mang lại cảm xúc tiêu cực hay tích cực cho khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, ảnh hưởng sâu sắc đến brand love (cảm tình dành cho thương hiệu) của người tiêu dùng.

Phân loại Influencer 

Theo tầm ảnh hưởng đến công chúng và lượng người theo dõi, Influencer được chia thành 3 loại như sau:

  • VIPs/CELEBRITIES (Người của công chúng/Người nổi tiếng): người có sức hút với truyền thông, người nổi tiếng với công chúng như: diễn viên, ca sĩ, người mẫu, MC…và là nhóm có độ nhận biết sâu rộng nhất. Để lựa chọn Influencer trong nhóm này đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần đánh giá trên nhiều phương diện,chủ yếu là theo chỉ số Relevance.
  • PROFESSIONAL INFLUENCERS (Các chuyên gia, người có chuyên môn cao theo từng ngành hàng): Những người này có mức độ Resonance và Relevance cao nhất trong từng ngành hàng, độ Reach tương đối cao (thấp hơn nhóm VIPs/CELEBRITIES).
  • CITIZEN INFLUENCERS (Người có 5000+ friends và followers, tạo được sự chú ý): nhóm này có mức độ Resonance và Relevance tương đối cao, nhưng là thấp nhất trong 3 nhóm Influencer.

Phan loai Influencer

Phân loại Influencer 

Lựa chọn Influencer như thế nào để chiến dịch marketing thành công?

Influencer phù hợp là yếu tố rất quan trọng trong các chiến dịch marketing và dưới đây là một số tiêu chí để lựa chọn Influencer:

  • Awareness (mức độ nhận diện thương hiệu): Với những sản phẩm mới, những thương hiệu mới gia nhập thị trường thì việc lựa chọn Celebrities sẽ giúp tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng. Bởi lẽ, độ Reach của họ rất lớn sẽ làm tăng lượt tương tác (like, share, comment). Độ tương tác này càng cao sẽ làm cho khách hàng nhớ đến thương hiệu.
  • Purchase Intention (ý định mua hàng): Relevance chính là yếu tố quan trọng nhất bởi khách hàng sẽ quyết định mua hàng sau khi đánh giá nhu cầu và sự khác biệt của sản phẩm với các đối thủ khác. Dù thuộc nhóm celebrities, professional hay citizen, những Influencer này cần có độ liên kết chặt chẽ với định vị thương hiệu.
  • Interest (sự quan tâm): Những người có chuyên môn cao hoặc uy tín trong ngành, có trình độ để giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm thường được người tiêu dùng tin tưởng hơn. Do đó, Professional chính là nhóm Influencer phù hợp nhất.

Lua chon Influencer nhu the nao de chien dich marketing thanh cong

Lựa chọn Influencer như thế nào để chiến dịch marketing thành công?

Kết luận

Influencer sẽ thay doanh nghiệp nói về sản phẩm. Việc hiểu rõ Influencer là gì sẽ giúp bạn lựa chọn được Influencer phù hợp cho doanh nghiệp, làm cho các chiến dịch marketing thành công, tăng doanh thu đáng kể.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *