Một phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp đánh giá vị thế cạnh tranh, tiềm lực phát triển và những cơ hội đang có chính là ma trận BCG. Vậy ma trận BCG là gì? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuật ngữ này cũng như phân tích ma trận BCG trong kinh doanh.
Ma trận BCG là gì?
Ma trận BCG (Boston Consulting Group) là loại ma trận thể hiện mối quan hệ giữa thị phần và tăng trưởng, còn có những tên gọi khác như: BCG Box, BCG Matrix, Boston Matrix. Thông qua việc phân tích SBU (đơn vị kinh doanh) của một doanh nghiệp, ma trận BCG cho phép doanh nghiệp đánh giá vị thế cạnh tranh cũng như khả năng tạo ra lợi nhuận.
Ma trận BCG là gì?
>> Đọc thêm: Ma trận GE là gì?
Phân tích ma trận BCG
SBU ngôi sao
Danh mục này bao gồm những loại sản phẩm có thị phần kinh tế khá lớn thuộc những ngành có sự tăng trưởng cao bởi sở hữu những lợi thế cạnh tranh, tiềm ẩn nhiều tiềm năng để phát triển và tăng trưởng dài hạn trong tương lai. SBU ngôi sao khi đang trong quá trình hình thành cần có một lượng vốn đầu tư khá lớn để giữ vững vị thế nhưng vẫn luôn được đánh giá cao về khả năng sinh lời.
SBU con bò sữa
Những ngành có tốc độ tăng trưởng thấp nhưng lại có thị phần cao, vị thế cạnh tranh mạnh mẽ chính là đặc trưng của SBU này. Điều này được xuất phát từ việc tiết kiệm chi phí nhờ vào quy mô của đường cong kinh nghiệm. Những ngành này tuy đem lại khả năng sinh lời cao nhưng bị hạn chế ở tốc độ tăng trưởng ngành là rất thấp.
SBU dấu chấm hỏi
Đây là các ngành có tốc độ tăng trưởng dài hạn và cao, nhưng lại mang vị thế cạnh tranh và thị phần tương đối thấp. Thế nhưng, rất có khả năng SBU này trở thành một SBU ngôi sao nếu được nuôi dưỡng bằng lượng vốn đầu tư khá lớn và đánh giá đúng tiềm năng để có kế hoạch đầu tư một cách đúng đắn.
SBU con chó
Đặc trưng của loại thị phần này là những ngành có thị phần thấp, mức độ cạnh tranh yếu, tăng trưởng chậm. Do đó, những ngành này không có khả năng tạo ra được lượng tiền mặt lớn, không cần đầu tư nhiều nhưng vẫn được đánh giá là sản phẩm sinh lời âm chủ yếu do nguồn vốn đã được đầu tư vào sản phẩm có thể đang sử dụng ở một nơi khác.
Ưu điểm và nhược điểm của ma trận BCG
Ưu điểm
Ma trận BCG thường tập trung vào việc phân tích nhu cầu vốn đầu tư của các SBU khác nhau, từ đó đưa ra quyết định từ bỏ hay tiếp nhận SBU nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh tối ưu. Phương thức này được hiểu là sử dụng tốt nguồn vốn đầu tư nhằm tối đa hiệu quả kinh doanh.
Nhược điểm
Ma trận BCG khá đơn giản nên có thể chưa đánh giá đầy đủ dẫn đến những kết luận chưa chính xác về mối quan hệ giữa thị phần và chi phí. Ví dụ như, lợi nhuận cao, vị thế cạnh tranh mạnh nhưng vẫn có thể có vị thế thấp ở phân khúc thị trường nào đó do doanh nghiệp đã sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Các chiến lược áp dụng ma trận BCG
- Hold (chiến lược giữ): áp dụng cho SBU bò sữa nhằm tối đa hóa khả năng sinh lời.
- Build (xây dựng): chiến lược này được áp dụng cho SBU dấu chấm hỏi. Doanh nghiệp cần hi sinh những cái lợi trước mắt để đầu tư cho tương lai dài hạn, củng cố SBU bằng việc đầu tư và tăng trưởng thị phần.
- Divest (từ bỏ): để cắt giảm chi phí, doanh nghiệp cần cắt giảm một vài bộ phận kinh doanh hoặc những sản phẩm không đem lại hiệu quả lợi nhuận hay tăng giá dù ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh trong dài hạn.
Ý nghĩa của ma trận BCG
- Ma trận BCG là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn đầu tư một cách hợp lý.
- Ma trận Boston là một lát cắt nhỏ trong bức tranh tổng quan về những vấn đề hiện tại của doanh nghiệp.
- Ma trận Boston không có nhiều giá trị dự báo cho tương lai.
- Ma trận Boston không quan tâm tới những khía cạnh liên quan tới yếu tố môi trường bên ngoài.
- Ma trận Boston sẽ vẫn có những sai sót dựa trên các giả định được đề ra từ ma trận.
Điều gì cần lưu ý khi sử dụng ma trận BCG?
- Market Growth có thể là thước đo không đầy đủ về sự hấp dẫn của thị trường.
- Market share được coi là thước đo về khả năng tạo ra doanh thu của sản phẩm.
- Nếu chỉ tập trung vào Market share và Market Growth sẽ làm cho doanh nghiệp quên đi các yếu tố khác giúp tác động tới sự phát triển bền vững của sản phẩm.
- Vòng đời của các loại sản phẩm có thể không giống nhau và sẽ quy về một chuẩn nhất định.
Kết luận
Có thể thấy, ma trận BCG là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp cần tập kết nguồn lực cần phát triển vào đâu. Để phát triển kinh doanh trong tương lai, doanh nghiệp cần hiểu rõ ma trận BCG là gì để áp dụng hình thức này nhằm đưa ra những đánh giá chính xác và phù hợp với tình hình thực tế.