Chắn hẳn những ai thường xuyên tiếp xúc trong lĩnh vực kinh doanh và truyền thông Marketing thì không thể không biết đến thuật ngữ B2C là gì? Thường thì người ta vẫn hay nhắc đến thuật ngữ này như là doanh nghiệp B2C, các trang thương mại điện tử B2C, Marketing B2C,… Vậy thực sự B2C là gì? Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu được mô hình B2C là gì và cách phân biệt mô hình B2B và B2C.
Mô hình B2C là gì? Cách phân biệt mô hình B2B và B2C?
Mô hình B2C là gì?
Khái niệm Mô hình B2C là gì? Mô hình B2C (viết tắt của Business to Customer) được hiểu là những doanh nghiệp sẽ cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chữ cái viết tắt “C” trong thuật ngữ “B2C” chính là người tiêu dùng cuối cùng. “C” (End-user) được hiểu là bao gồm người tiêu dùng kể cả những doanh nghiệp mua sắm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ về để tiêu dùng. Ví dụ một doanh nghiệp nào đó mua bàn ghế về để phục vụ cho văn phòng của họ thì đó cũng có thể hiểu với chữ cái “C” trong thuật ngữ B2C.
Đa phần việc giao dịch trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và người tiêu dùng thường tồn tại theo hai hình thức chủ yếu là trực tuyến và ngoại tuyến, tuy nhiên mô hình B2C thì chủ yếu sử dụng theo hình thức hoạt động thương mại điện tử trực tuyến.
Khái niệm B2C là gì? B2C marketing là gì? Sale b2c là gì?
Mô hình B2C đã xuất hiện trên thế giới từ khá lâu đời. Ở những năm 1990, các doanh nghiệp B2C đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển rất nhanh của ngành thương mại trực tuyến. Số tiền vốn mạo hiểm rất lớn được chảy vào túi của người tiêu dùng bằng các hình thức dịch vụ trực tuyến mua sắm miến phí, giảm giá, thúc đẩy việc áp dụng các hình thức và phương tiện mới.
Phân biệt B2C và B2B: Điểm khác biệt chính ở quy trình bán hàng
Như đã giới thiệu ở phần đầu tiên, sau khi giúp các bạn hiểu được khái niệm mô hình kinh doanh B2C là gì? Chúng tôi sẽ phân biệt cho các bạn đọc hiểu rõ hơn và mô hình B2C và mô hình B2B có điểm gì giống và khác nhau. Mời bạn cùng tham khảo dưới đây.
Tốc độ (Speed):
So với mô hình B2B của doanh nghiệp thì mỗi giao dịch theo mô hình B2C thường được diễn ra với thời gian nhanh chóng và quy trình mua hàng cũng đơn giản hơn. Trong khi đó, B2B lại đòi hỏi mất nhiều thời gian theo đuổi, xây dựng và nuôi dưỡng lòng tin, sự uy tín đối với khách hàng. Khách hàng của doanh nghiệp B2B chính là các doanh nghiệp khác.
B2B và B2C là gì? Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C là gì? Chăm sóc khách hàng B2C là gì?
Vì vậy, điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp áp dụng theo mô hình kinh doanh B2C cần có đó là thời gian cần giao dịch cần được rút ngắn và tốc độ càng nhanh càng tốt.
Khác với B2C, mô hình kinh doanh B2B không nhất thiết phải chốt được đơn hàng trong thời gian nhanh nhất có thể. Việc mà các nhân viên của doanh nghiệp B2B cầm làm là có thể chốt được đơn hàng “chậm mà chắc”. Bởi thường thì quy trình của giao dịch B2B sẽ phức tạp và phải qua nhiều bước trung gian.
Người ra quyết định (Decision Makers):
Người ra quyết định mua hàng trong giao dịch B2C thường chỉ là một đến hai người hoặc nhiều hơn một chút. Còn đối với giao dịch B2B của doanh nghiệp thì sẽ có một bộ phận cùng bàn bạc và đưa ra quyết định về việc mua hàng.
Đầu mối kinh doanh (Leads):
Việc thu thập được các nguồn data khách hàng chất lượng với số lượng lớn sẽ giúp các doanh nghiệp B2C dễ dàng trong công việc của mình. Còn đối với mô hình B2B thì việc này đòi hỏi bạn cần có kỹ năng, có hệ thống mạng lưới phủ sóng rộng để giúp tiếp cận chính xác khách hàng của mình hơn.
Theo như nghiên cứu của HubSpot đã chỉ ra rằng 67% doanh nghiệp B2C và 41% doanh nghiệp B2B đã và đang sử dụng nền tảng mạng xã hội để tiếp cận khách hàng.
Giá trị thu về trong mỗi giao dịch bán hàng:
Dễ hiểu khi có thể thấy giá trị của các giao dịch B2C sẽ thấp hơn so với B2B. Bởi giao dịch B2C được thực hiện giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, còn B2B là giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp vì thế giao dịch B2B thường đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và thời gian hơn.
Tuy nhiên, nếu tính tổng thể giá trị thì giao dịch của các doanh nghiệp B2C sẽ lớn hơn so với B2B. Lí do vì khách hàng của doanh nghiệp B2C chiến một tỷ trọng lớn hơn so với B2B trong tổng số giao dịch bác hàng.
Số lượng nhà cung cấp và quy trình mua hàng:
Việc giao dịch của mô hình B2C thường được diễn ra nhanh chóng và liền mạch. Hàng hóa được định hướng đến khách hàng đại chúng, không đòi hỏi nhiều sự cá nhân hóa trên mỗi đơn vị sản phẩm trên thị trường. Còn với giao dịch của mô hình B2B, các sản phẩm được bán ra cần phải được tinh chỉnh để phù hợp với nhu cầu của các khách hàng là doanh nghiệp.
Bởi vậy, số lượng các nhà cung ứng trong mô hình kinh doanh B2C thường chiến tỷ lệ áp đảo trên thị trường lĩnh vực thương mại điện tử.
Lời kết
Qua một số chia sẻ cùng chúng tôi, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được bản chất của mô hình kinh doanh B2C là gì đúng không nào? Bên cạnh đó chúng tôi cùng giúp các bạn có thể phân biệt được giữa mô hình B2C và mô hình B2C. Nếu bạn đang sở hữu hay làm trong một doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử thì hi vọng rằng những kiến thức trên đây là hữu ích cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!
Một trả lời tới to “Mô hình B2C là gì? Phân biệt mô hình B2B và B2C”