Ngày nay. thuật ngữ MT không còn quá xa lạ nhưng vẫn còn khá nhiều người trong lĩnh vực kinh doanh mô hình siêu thị, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ biết đến. Vậy khái niệm MT là gì? Thuật ngữ MT và TT khác nhau như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây.
MT là gì?
MT là gì? MT là từ viết tắt của từ Modern Trade, nghĩa là thương mại hiện đại. MT có mối liên quan trực tiếp đến phương thức tiếp cận có kế hoạch và nhất quán nhằm phân phối, quản lý hậu cần. Trong lĩnh vực thương mại hiện đại thông thường sẽ bao gồm những người mô hình lớn hơn như đại siêu thị, chuỗi siêu thị,…
Thuật ngữ MT được xuất hiện từ những năm 1990, ra đời sau hình thức thương mại truyền thống và ngày càng trở thành một phương thức thương mại phổ biến trên thế giới. MT mang đến rất nhiều cơ hội giúp tiết kiệm hàng hóa và tối đa hóa lợi nhuận.
Khái niệm MT
Trong mảng phân phối, MT là một phần của quy trình bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với một mức giá cao hơn so với thông thường hoặc thấp hơn so với đối thủ. Họ cho phép các doanh nghiệp tạo nên một phân khúc trên thị trường và giữ lại sản phẩm của họ. Với mỗi mặt hàng được bày bán, siêu thị hoặc cửa hàng không chỉ thu về lợi nhuận lớn mà doanh nghiệp đã tạo ra sản phẩm đo đều có lợi ích.
>> Đọc thêm: Mô hình B2B là gì?
Thuật ngữ MT, GT và TT khác nhau như thế nào?
Để hiểu rõ điểm khác nhau giữa hai thuật ngữ MT và TT, trước hết chúng ta cần hiểu thêm về khái niệm TT là gì?
TT là gì?
TT (Traditional Trade) có nghĩa là thương mại truyền thống. Trên thực tế, TT được kết hợp với một mạng lưới phân phối rộng lớn. Hình thức này bao gồm các nhà kinh doanh nhỏ lẻ, đại lý, nhà bán buôn, và cả nhà đầu tư. Mạng lưới này khá phức tạp, phục vụ cho nhu cầu nhóm khách hàng nội địa thông qua các đơn hàng được thực hiện thường xuyên. Các đơn hàng này thường thời gian giao hàng ngắn cũng như tỉ lệ lấp đầy khác nhau.
Tỷ lệ lấp đầy được hiểu là nhu cầu của khách hàng ngay lập tức có thể được đáp ứng với lượng hàng hóa có sẵn trong kho. Nó được tính theo tổng số đơn hàng được giao trên tổng số đơn đặt hàng. Thời gian giao hàng là khoảng thời gian cần thiết để giao hàng đến tay người mua sau khi đơn hàng được ghi nhận.
TT là gì?
Thực tế cho thấy, hình thức thương mại truyền thống có xu hướng không ổn định, nhu cầu thất thường dẫn đến việc kệ trống hoặc phải đẩy các sản phẩm thay thế lên cho khách hàng dễ nhận biết. Bởi lẽ, mỗi người bán thường lấy sản phẩm từ thị trường bán lẻ với giá cả khác nhau, nên sẽ tùy chọn đặt phạm vi bán tại thị trường của họ.
Sự khác nhau giữa MT và TT
Sự khác nhau cơ bản nhất giữa hai khái niệm này chính là kênh phân phối. Thương mại truyền thống sẽ có quy mô hơn thương mại hiện đại. Các nhà bán lẻ có xu hướng giao dịch trực tiếp với các nhà sản xuất. Hiện nay, những chuỗi siêu thị lớn đã dần tích hợp theo chiều dọc để cung cấp các thương hiệu riêng của họ trong các cửa hàng tạp hóa, may mặc. Điều cốt lõi mà họ hướng đến là mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua hàng tốt nhất. Chính vì thế, họ cần có một hệ thống quản trị hậu cần mạnh mẽ.
Sự khác nhau giữa MT và TT
TT có hoạt động theo nguyên tắc đơn giản hơn, là hình thức khách hàng ghé thăm trực tiếp, lựa chọn sản phẩm và thanh toán tiền mặt. Ở khía cạnh khác, MT có thể thay đổi phương thức sang kinh doanh trực tuyến và thanh toán điện tử để nhanh chóng hơn. Những giao dịch này có thể diễn ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, mang đến sự tiện lợi cho khách hàng.
GT là gì?
GT là từ viết tắt của từ General trade, được hiểu là kênh cung cấp hàng hóa truyền thống, tập trung cung cấp các hàng hóa cho mô hình kinh doanh truyền thống như: horeca, mô hình sỉ – lẻ, cửa hàng tạp hóa,…
Sự khác nhau giữa MT và GT
Về các chính sách cung cấp hàng hóa, kênh MT có xu hướng làm việc chuyên nghiệp hơn, có hợp đồng mua bán rõ ràng, hỗ trợ công nợ, có các chính sách đổi trả, tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn. Đối với kênh GT, cửa hàng này thường nhập hàng chủ yếu thông qua những giao dịch với sales, ít hỗ trợ công nợ, hạn chế đổi trả hàng hóa nhưng giá thành sẽ thấp hơn kênh MT.
Người kinh doanh hoặc quản lý các siêu thị, trưởng phòng, giám đốc cần phải hiểu rõ được bản chất của kênh cung cấp và đặc thù của từng kênh MT, GT để từ đó lựa chọn kênh cung cấp hàng hóa phù hợp với mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn mô hình kinh doanh của mình có được sự kết hợp nhập hàng hóa từ kênh MT và GT thì bạn cần giữ vững nguyên tắc: Hàng hóa nào chủ động được yếu tố về date và đầu ra thì nhập qua kênh GT, hàng hóa nào có rủi ro cao, lợi nhuận cao thì nên nhập qua kênh MT.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về khái niệm MT là gì. MT (Modern Trade) – Thương mại hiện đại chính là một trong những yếu tố gia tăng trải nghiệm khách hàng nhiều hơn so với các kênh thương mại truyền thống.