OKR là gì? OKR có ý nghĩa như thế nào trong doanh nghiệp?

Ngày nay, có rất nhiều học thuyết và công cụ được nghiên cứu, phát triển để ứng dụng trong các doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp các nhà quản trị có thể phát triển doanh nghiệp theo đúng định hướng và bền vững. Hiện nay, có một mô hình ngày càng trở nên phổ biến và đã được áp dụng trong các công ty công nghệ lớn như Google, Twitter… chính là OKR. Có thể nói, OKR đã góp phần đưa Google trở thành “gã khổng lồ” có tên tuổi trên thế giới. Vậy OKR là gì? OKR có ý nghĩa như thế nào trong doanh nghiệp?

OKR là gì?

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu OKR viết tắt của từ gì? OKR là từ viết tắt của cụm từ Objective Key Results. Đây là công vụ được tạo ra và áp dụng lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1970. Công cụ này được triển khai để thực hiện việc tính toán, tạo ra những kết quả then chốt (Key Results) nhằm hiện thực hóa mục tiêu (Objectives) trong thời hạn nhất định, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần phải công khai minh bạch các thông tin này trong nội bộ công ty.

OKR la gi

OKR là gì?

>> Đọc thêm: BA là gì?

Cấu trúc của OKR

OKR được xây dựng gắn liền với định nghĩa OKR là gì và xoay quanh hai câu hỏi như sau:

  • Mục tiêu (Objective): Bạn cần đến nơi nào?
  • Kết quả then chốt (Key Result): Bạn đến nơi đó bằng cách thức nào?

Objective được hiểu là mục tiêu của cá nhân, phòng ban hoặc toàn doanh nghiệp. Key Result là các bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu. Trong doanh nghiệp, hệ thống này được duy trì từ bộ máy cấp cao đến từng cá nhân riêng biệt. Chính vì điều nay đã tạo nên mối liên kết giữa các tầng mục tiêu, có sự tác động lẫn nhau và giúp mọi người có chung một chí hướng phát triển.

Cau truc cua OKR

Cấu trúc của OKR

OKR và KPI khác nhau như thế nào?

Doanh nghiệp thường sử dụng KPI để theo dõi các hoạt động kinh doanh. KPI có vai trò theo dõi những thông tin có thể đo lường được và chỉ số giúp các dự án thành công luôn được quan tâm.

OKR va KPI khac nhau nhu the nao

OKR và KPI khác nhau như thế nào?

OKR mang tính định hướng những mục tiêu mà bạn muốn thực hiện. Đây là kết quả then chốt giúp bạn  có thể hoàn thành mục tiêu. Có thể nhận thấy, OKR và KPI là hai yếu tố luôn hỗ trợ đồng thời, bổ sung cho nhau để tăng tính hiệu quả trong doanh nghiệp.

Ý nghĩa của OKR trong doanh nghiệp

Tập trung vào các vấn đề cần thiết

Thông thường, mô hình OKR sẽ đưa ra từ 3 đến 5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong doanh nghiệp, giúp các nhân viên và công ty tập trung ưu tiên vào những mục tiêu quan trọng.

Tạo sự liên kết nội bộ chặt chẽ

Trong doanh nghiệp, OKR được áp dụng xuyên suốt từ cấp độ cá nhân cho đến các phòng ban. Việc này sẽ giúp kết nối nội bộ một cách hiệu quả để cùng đi đến mục tiêu chung. Nhờ đó, các lãnh đạo có thể đảm bảo được việc tất cả mọi người đều có chung một định hướng.

Y nghia cua OKR trong doanh nghiep

Ý nghĩa của OKR trong doanh nghiệp

Tăng sự minh bạch

OKR góp phần xây dựng tính minh bạch cho doanh nghiệp. Vì vậy, các nhân viên đều có thể nắm được kế hoạch cũng như công việc của mỗi cá nhân hay bộ phận khác.

Đo lường được tiến độ hoàn thành mục tiêu

Khả năng đo lường được chính là tiêu chí đầu tiên của kết quả then chốt. Thông qua mô hình OKR, các chỉ số này sẽ phản ảnh đầy đủ, chính xác về tiến độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân, bộ phận và toàn doanh nghiệp.

Kết luận

Bài viết trên đã giải thích khái niệm OKR là gì cũng như những lợi ích mà mô hình này đem lại cho doanh nghiệp. Có thể thấy, OKR là công cụ vô cùng hiệu quả mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng để góp phần tạo nên sự phát triển bền vững và đúng hướng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *