OTP là gì? Những “siêu quyền năng” về mã bảo mật OTP

Ngày nay, khi các giao dịch online được thực hiện phải thanh toán trực tuyến hoặc các giao dịch với tài khoản thẻ ATM nội địa,… bạn sẽ thường nhận được yêu cầu nhập mã OTP. Loại mã này chỉ riêng mình bạn được xem và sẽ bị mất hiệu lực trong một vài phút. Vậy mã OTP là gì? Cách sử dụng mã OTP như thế nào?

Mã OTP là gì?

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm mã OTP là gì? Mã OTP là từ viết tắt của cụm từ One Time Password, có nghĩa là mật khẩu sử dụng một lần. Đây là một dãy số hoặc một dãy ký tự hoặc được kết hợp cả số và chữ được tạo ra một cách ngẫu nhiên, do ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính gửi qua SMS, email của bạn nhằm xác nhận giao dịch trực tuyến của bạn lần cuối trước khi ngân hàng tiến hành trừ tiền.

Đúng với tên gọi của nó, OTP chỉ được sử dụng một lần duy nhất trong một giao dịch. Vì yếu tố bảo mật mà thời gian tồn tại của loại mã này cũng rất ngắn, chỉ khoảng từ 30 giây đến 2 phút. Sau khoảng thời gian này, mã sẽ bị mất hiệu lực

Ma OTP la gi

Định nghĩa mã OTP

>> Đọc thêm: Paypal là gì?

Vai trò của mã OTP

Sau khi hiểu được khái niệm OTP là gì, có thể nói, mã OTP có vai trò chính là dùng để bảo mật 2 lớp. Ngoài lớp mật khẩu bạn đã đăng ký khi sử dụng tài khoản với ngân hàng, trong việc thực hiện được các giao dịch, bạn cần phải nhập mã OTP để xác thực một lần nữa. Việc này sẽ đảm bảo sự an toàn cho tài khoản của bạn, tránh trường hợp tài khoản bị lộ hoặc hack mật khẩu. Nếu như bạn bị mất tài khoản thanh toán hoặc mật khẩu thì kẻ xấu cũng không thể thực hiện các giao dịch được vì không có mã OTP. Do đó, mã OTP đóng vai trò rất quan trọng. Điều hết sức cần thiết là bạn phải giữ nó thật cẩn thận.

Làm thế nào để có mã OTP?

Mã OTP có cách sử dụng rất đơn giản và gần như tự động hóa. Mã này sẽ được ngân hàng gửi về số điện thoại bạn đã đăng ký trên thông tin tài khoản ngân hàng lưu trữ.

Trong trường hợp bạn muốn chuyển tiền sang số tài khoản khác thông qua Internet Banking, bạn tiến hành đăng nhập bằng tên tài khoản và mật khẩu tài khoản đã đăng ký như thông thường. Sau khi hoàn tất các thông tin giao dịch như: tên người nhận, số tiền chuyển, hình thức chuyển, thời gian chuyển,… Internet Banking của ngân hàng sẽ gửi yêu cầu bạn kiểm tra lại thông tin giao dịch một lần nữa kèm theo nút: “Nhận mã OTP”.

Lam the nao de co ma OTP

Làm thế nào để có mã OTP?

Ngay sau đó, một đoạn mã bằng ký tự số thường gồm 4 đến 6 ký tự sẽ lập tức được gửi về điện thoại của bạn trong vòng vài giây. Bạn chỉ cần nhập mã OTP đã nhận được trên ứng dụng để xác nhận yêu cầu giao dịch lần cuối cùng.

Mã OTP có đảm bảo an toàn tuyệt đối hay không?

Thực tế cho thấy, mã OTP sẽ có tính an toàn tuyệt đối nếu bạn tuân thủ đúng các nguyên tắc và quy trình sử dụng ứng dụng Internet Banking của ngân hàng. Đây là loại mã xác nhận rất an toàn nhưng sẽ vẫn tồn tại những kẽ hở nếu như bạn chủ quan.

Hãy thử tưởng tượng nếu như bạn sử dụng máy tính ở nơi công cộng để đăng nhập vào tài khoản Internet Banking, sau đó bạn có việc phải ra ngoài và quên luôn cả điện thoại ở đó. Việc này hết sức nguy hiểm bởi vì tài khoản của bạn sẽ chỉ được tự động đăng xuất sau khoảng vài phút Nếu như kẻ gian thao tác đủ nhanh, khả năng rất cao bạn sẽ bị mất tiền.

Ma OTP co dam bao an toan tuyet doi hay khong

Mã OTP có đảm bảo an toàn tuyệt đối hay không?

Chính vì vậy, các ngân hàng luôn khuyến cáo đến khách hàng của mình không nên thực hiện giao dịch thanh toán online trên máy tính công cộng, tuyệt đối không đưa mã OTP cho người khác trong bất kỳ trường hợp nào. Ngoài ra, bạn cần phải ngay lập tức báo ngân hàng khóa chức năng giao dịch online trong trường hợp điện thoại bị mất.

Kết luận

Hiểu được khái niệm OTP là gì cũng như những đặc điểm của nó, hy vọng rằng bạn không nên quá chủ quan khi cho rằng tài khoản của bạn luôn an toàn vì đã có bảo mật hai lớp. Mọi giao dịch liên quan đến tài khoản luôn luôn phải cận trọng và tuân thủ đúng những quy định do ngân hàng đặt ra.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *