Plugin là gì? Đối với những ai đã từng sử dụng WordPress, chắc hẳn đã biết đến khái niệm plug-in. Các nền tảng website mở hiện nay luôn đem lại cho bạn rất nhiều cơ hội để thiết lập những tính năng khác nhau, giúp tăng thêm tính hiệu quả khi vận hành các website kinh doanh của bạn. Vậy plugin là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây.
Plugin là gì?
Trả lời cho câu hỏi Plugin là gì, Plugin là một công cụ, một chương trình cài cắm, bổ sung thêm hoặc mở rộng thêm cho các website được thiết kế bằng wordpress để có thêm nhiều tính năng mà bạn cần. Một điều chắc chắn khi sử dụng wordpress thì bạn đều phải sử dụng các plugin nhằm xây dựng những website chuyên nghiệp.
Định nghĩa Plugin – Viết Plugin là gì? – Page Plugin là gì?
Hiện nay, số lượng plugin trên wordpress rất nhiều và đa dạng. Nếu tính riêng các plugin trong thư viện của wordpress đã lên tới hàng chục nghìn plugin khác nhau, gồm các plugin trả phí và miễn phí.
>> Đọc thêm: WordPress là gì?
Những loại Plugin thường dùng
Hiểu được khái niệm Plugin là gì, bạn có thể tham khảo thêm một số loại Plugin phổ biến dưới đây:
- Seo By Yoast, SEO Ultimate có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc làm SEO webiste.
- RDFa Breadcrumb: thẻ điều hướng trong giao diện của người dùng sẽ giúp người dùng thao tác dễ dàng hơn.
- Google XML Sitemaps: sơ đồ website, giúp người dùng và Google dễ dàng hoạt động trong website.
- kk Star Ratings: công cụ để đánh giá sao nhằm tăng độ uy tín với Google, đồng thời giúp người dùng tin tưởng hơn.
- Digg Digg: plugin giúp người dùng có thể like hoặc chia sẻ bài viết của bạn khi họ cho rằng đó là bài viết hay và đáng tin tưởng.
Những loại Plugin thường dùng
Tại sao cần phải sử dụng Plugin?
Từ việc hiểu rõ về định nghĩa Plugin là gì, có thể nhận thấy, plugin cũng tương tự như việc bổ sung năng lượng cho WordPress, làm cho nó trở nên phong phú hơn. Khi bạn muốn SEO cho website của mình, tạo ra những website để kinh doanh hay những tính năng hỗ trợ thêm các công cụ viết bài trên website đều cần có Plugin. Như vậy, bạn đã hiểu về vai trò của Plugin rồi chứ.
Nhìn chung, tất cả những điều bạn muốn thực hiện trên website đều thực hiện được thông qua plugin. Vì vậy, plugin được coi là một phần không thể thiếu trong thiết kế website trên wordpress.
Tại sao cần phải sử dụng Plugin?
Hướng dẫn download Plugin
Hiện nay, có hai cách thức cơ bản để tải các Plugin về cài đặt cho website như sau:
- Cách 1: Tải trực tiếp từ kho thư viện của WordPress: Đây là cách làm rất đơn giản, dễ thực hiện. Bạn cần đăng nhập vào WordPress và bấm chọn Gói mở rộng => Cài mới. Sau đó, bạn gõ tên plugin mà bạn cần vào ô tìm kiếm. Cuối cùng bấm chọn Cài đặt.
- Cách 2: Đăng nhập vào trang chủ của WordPress tại link: https://wordpress.org/plugins/. Sau đó, bạn tiến hành download về và cài đặt. Tiếp theo, bạn cần đăng nhập vào website => Plugins (Gói Mở Rộng) => Add New => Lựa chọn file mà bạn đã tải về dưới dạng. Zip => Lựa chọn cài đặt Plugin và chỉ cần chờ WordPress thực hiện các công việc còn lại.
Cách kích hoạt và sử dụng Plugin
Hiểu được Plugin là gì cũng như đã upload plugin lên trên hosting, bạn cần phải kích hoạt nó để có thể sử dụng được. Để làm được thao tác này, bạn phải vào phần quản lý plugin như sau: Dashboard » Plugins » Installed Plugins. Trang này sẽ liệt kê danh sách tất cả plugin hiện có của bạn. Bạn hãy đưa chuột đến plugin cần kích hoạt và nhấn vào link Active để có thể sử dụng.
Giao diện hay Plugin thì đều có các phần tùy chọn riêng biệt. Nếu plugin của bạn có thêm phần cài đặt hoặc tùy chỉnh nào đó, lúc này, bạn cần phải cấu hình thì mới có thể sử dụng được.
Một vài lưu ý khi sử dụng Plugin
- Plugin khi up lên thư viện của WordPress luôn được kiểm duyệt cẩn thận đến từng chi tiết. Do đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng. Tuy nhiên, có rất nhiều kẻ xấu đang lợi dụng Plugin để lừa đảo cũng như chiếm đoạt thông tin của website. Do đó, bạn nên tránh tải những plugin bên ngoài, không rõ nguồn gốc.
- Plugin như là con dao hai lưỡi giúp website của bạn có thêm nhiều những tính năng mới, hấp dẫn hơn nhưng cũng có thể khiến cho website trở nên nặng nề, load chậm, kéo tốc độ website xuống. Do đó, bạn chỉ nên cài đặt các plugin cần thiết, tránh cài quá nhiều Plugin trên website để tránh việc website bị nặng.
- Kiểm tra thường xuyên về độ tương thích giữa Plugin và các phiên bản của WordPress cũng như theme của bạn. Bởi lẽ không phải Plugin nào cũng giống nhau nên có thể những thứ không hỗ trợ phiên bản của WordPress mà bạn đang sử dụng (cũ hơn hoặc mới hơn). Bên cạnh đó, nếu theme của bạn không hỗ trợ Plugin thì khi cài đặt, website sẽ gặp phải lỗi nghiêm trọng nên cần đặc biệt lưu ý.
Kết luận
Trên đây, Phương Anh Blog vừa chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về khái niệm Plugin là gì. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn thành công với website của mình.