SOS là gì? Hiện nay, Email Marketing đã trở nên phổ biến và là một hình thức Marketing quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết cách tối ưu hóa các chiến dịch Email Marketing cho thương hiệu. Một trong những giải pháp hữu ích để bạn bắt đầu chiến dịch Email Marketing chính là mô hình SOS. Vậy mô hình SOS là gì?
Khái niệm mô hình SOS là gì?
SOS viết tắt chữ gì? SOS là từ viết tắt của ba từ: Survey (Khảo sát), Optimize (Tối ưu hóa) và cuối cùng là Smooth (Xóa bỏ rào cản). Mô hình SOS có thể giúp bạn sử dụng tin nhắn email để quảng bá và thu hút phản hồi khách hàng. Những phản hồi nhận được từ khách hàng sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực, góp phần tạo nên thành công trong các chiến dịch Marketing tương lai.
Định nghĩa SOS – SOS viết tắt chữ gì?
>> Đọc thêm: Newsletter là gì? Làm thế nào để viết newsletter hiệu quả?
Khi nào nên sử dụng mô hình SOS?
Trên thực tế, mô hình SOS thường được sử dụng khi doanh nghiệp muốn tiếp thị, thu hút phản hồi của khách hàng. Hiểu được khái niệm SOS là gì và vận dụng hiệu quả, SOS sẽ giúp mang lại thành công cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Khi nào nên sử dụng mô hình SOS?
3 bước triển khai của mô hình SOS
Survey – Khảo sát
Đây được coi là bước đầu tiên của mô hình SOS. Việc mà bạn cần làm trong bước này là tạo một cuộc khảo sát (offline hoặc online) với các khách hàng của bạn.
Từ bước này sẽ mang đến cho bạn những kết quả từ việc khách hàng có yêu thích sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không. Đây là bước tuyệt vời khi thăm dò thị hiếu khách hàng cho các chiến dịch tiếp theo của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khảo sát, bạn cần lưu ý rằng nên hỏi khách hàng về cả điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Bạn cũng cần phải chuẩn bị cho cả hai tình huống đó. Sau cùng, bạn nên để cho khách hàng đánh giá sản phẩm/dịch vụ theo thang điểm từ 1 đến 10.
Những phản hồi này là sự hỗ trợ rất tốt cho kế hoạch Marketing lâu dài của doanh nghiệp. Đây chính là định hướng sát thực tế nhất mà bạn nhận được nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm dựa trên việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Thế nhưng, điều này còn đòi hỏi bạn phải có cách thức để phát triển database khách hàng chất lượng hơn.
3 bước của mô hình SOS
Optimize – Tối ưu hóa
Từ kết quả trên, bạn sẽ tìm ra lợi ích nào là quan trọng nhất đối với khách hàng, cũng như điều bạn cần tập trung trong chiến dịch Marketing sắp tới. Nếu như sản phẩm/dịch vụ và lý do mua hàng của họ chưa có sự liên kết với nhau, bạn cần thay đổi cách tiếp cận bằng việc tập trung vào những lợi ích khách hàng đang quan tâm nhất, sau đó áp dụng chúng vào các chiến dịch Marketing.
Việc đưa dữ liệu khảo sát vào những lời chứng thực trên website chính là cách tối ưu hóa sản phẩm qua khảo sát bằng Email Marketing. Bạn nên tập trung vào những khách hàng mà cảm thấy họ nhận được lợi ích tối đa từ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn, để khiến họ nói nhiều hơn về những lợi ích cốt lõi mà bạn đang cung cấp.
3 bước của mô hình SOS
Smooth – Loại bỏ rào cản
Khi đã hiểu rõ SOS là gì và khảo sát khách hàng cũng như tối ưu hóa Marketing, bước cuối cùng bạn cần làm đó là loại bỏ rào cản trong quá trình chuyển đổi. Bạn có thể sử dụng phần mềm gửi email hàng loạt để tìm ra lý do khách hàng đã click nhưng không mua sản phẩm của bạn.
Bạn cần tìm hiểu xem lý do gì đã khiến họ mua hàng, lợi ích của sản phẩm đem lại hay giá cả? Điều gì khiến họ lưỡng lự? Điều gì ngăn cản họ quyết định mua hàng? Làm thế nào để sản phẩm/dịch vụ của bạn trở nên hữu ích hơn?
Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn về khái niệm SOS là gì cũng như những bước cơ bản để thực hiện mô hình này. Có thể thấy, việc nhận ra những khó khăn và loại bỏ được chúng trong quá trình chuyển đổi, đồng thời biến chúng trở thành tiềm năng bán hàng chính là chiến lược Email Marketing thông minh mà bạn nên hướng đến.