Testimonial là gì? Có thể nhận thấy, ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng nhiều hơn nữa vào trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Một trong những cách đơn giản nhất để hiện thực hóa điều đó chính là sử dụng Testimonial (lời nhận xét của khách hàng sau khi trải nghiệm). Vậy Testimonial là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Testimonial là gì?
Testimonial là gì trong tiếng Việt? Testimonial hay còn được gọi là lời nhận xét của khách hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ. Testimonial có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng, chăm sóc tốt các khách hàng hiện có và cải thiện chất lượng sản phẩm từ chính những phản hồi này. Đây là một trong những cách rất thông dụng giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Hiểu rõ được Testimonial là gì, doanh nghiệp sẽ nhận định được đâu là những điểm cần phát huy và cần khắc phục.
Testimonial là gì? – Testimonial meaning
Các công cụ tạo Testimonial trên WordPress
Hiểu được khái niệm Testimonial là gì, có thể nhận thấy, trong các chiến dịch truyền thông, quảng cáo hiện nay, các doanh nghiệp thường chọn các nền tảng phổ biến như: Google, Facebook, Instagram, Zalo, Twitter…và một nền tảng không thể thiếu đó là Website. Trên nền tảng mạng xã hội, khách hàng có thể dễ dàng tương tác với doanh nghiệp qua bình luận, chat, đánh giá về sản phẩm/dịch vụ, nhưng để thực hiện Testimonial bạn cần cài đặt thêm một số công cụ trong website sau đây:
Kudobuzz Testimonial Widget
Testimonial video là gì? Công cụ Kudobuzz Testimonial Widget
Kudobuzz Testimonial Widget tuy không được sử dụng phổ biến như các công cụ Testimonial khác nhưng vẫn luôn được đánh giá cao nhờ việc đã phát triển thêm một số tính năng tích hợp với mạng xã hội. Kudobuzz Testimonial Widget hỗ trợ thu thập thông tin từ các nguồn sau:
- Emails
- Blogs
Easy Testimonials
Công cụ Easy Testimonials – Testimonial template – Dạng bài Testimonial
Easy Testimonials hỗ trợ thu thập được tất cả những lời nhận xét của khách hàng và thêm vào bất kỳ bài đăng nào mà bạn muốn. Đây được coi là công cụ Testimonials phổ biến nhất hiện nay. Với phiên bản miễn phí, Easy Testimonials đã hỗ trợ rất nhiều tính năng như:
- Liên kết testimonials với một đường dẫn cho phép bạn tùy chỉnh (như trang sản phẩm)
- Tạo ra các hiệu ứng chuyển tiếp vô cùng thú vị như slide hoặc fadeout
- Hiển thị ngẫu nhiên testimonials trên thanh công cụ hoặc bài đăng.
- Bảng xếp hạng và hình ảnh testimonials mà bạn đang có
Ngoài ra, công cụ này còn có phiên bản Pro cho phép người dùng thu thập lời nhận xét trên giao diện website của mình bằng một biểu mẫu, đi kèm với nhiều tính năng cao cấp khác. Tuy nhiên, trên phiên bản miễn phí đã được trang bị rất nhiều tính năng.
Testimonials Widget
Testimonials Widget – Testimonial Clip
Testimonials Widget giúp hiển thị ngẫu nhiên Testimonials theo widget, shortcode. Người dùng có thể lọc Testimonials theo từng thẻ tag. Đây là một công cụ miễn phí với rất nhiều tính năng nổi trội đem đến cho khách hàng như:
- Tùy chọn hiển thị slide trong Category, Tags hay Post ID
- Hiển thị Random
- Hỗ trợ shortcode
- Tự động responsive
- Hỗ trợ Slide Video
- Slide với kho hiệu ứng đẹp mắt, phong phú
Những lợi ích Testimonials đem lại – công cụ trải nghiệm khách hàng
Khi đã hiểu được testimonials là gì, cách thức để bắt đầu dễ dàng nhất là sử dụng các testimonials – những lời nhận xét của khách hàng sau khi đã trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ để cải thiện những trải nghiệm khách hàng. Nếu được sử dụng một cách chính xác, những lời nhận xét này có thể giúp bạn tiếp cận các khách hàng tiềm năng, chăm sóc khách hàng hiện tại và cải thiện doanh nghiệp nhiều hơn nữa dựa trên phản hồi của khách hàng.
Cung cấp thông tin khách hàng tiềm năng
Theo kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến người tiêu dùng của BrightLocal – trang web về các công cụ tiếp thị trực tuyến, có đến 84% khách truy cập vào website của doanh nghiệp tin tưởng vào các đề xuất cá nhân của bạn bè hoặc các bài đánh giá trực tuyến. Đây là những đánh giá được viết trên trang web của bạn, sẽ cung cấp các thông tin có giá trị về doanh nghiệp cho các khách hàng tiềm năng. Các khách hàng chia sẻ chi tiết về cảm nhận về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp dưới góc độ người dùng trực tiếp, ngay lập tức sẽ làm gia tăng niềm tin, độ uy tín đối với các khách hàng tiềm năng.
Chìa khóa quan trọng ở đây là cách thể hiện những đánh giá này sao cho dễ xem, dễ hiểu, dễ tìm kiếm. Mục đích của việc này là để khi khách hàng ghé thăm website của bạn, họ có thể đánh giá được sản phẩm/dịch vụ của bạn có phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Lúc này, những đánh giá của khách hàng cũ sẽ đem lại hiệu quả và độ tin cậy hơn nhiều so với quảng cáo. Bởi lẽ, giữa quảng cáo thương mại và lời khuyên từ bạn bè, thì hình thức sau sẽ có giá trị lớn hơn nhiều. Điều này còn cho thấy thông tin của doanh nghiệp đến được với khách hàng và được tin tưởng.
Giúp khách hàng cảm thấy được trân trọng
Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp dành đến 80% ngân sách quảng cáo để thu hút khách hàng mới thì 40% tổng doanh thu lại đến từ khách hàng hiện tại (theo dữ liệu từ Adobe). Điều quan trọng là đảm bảo khách hàng hiện tại cảm thấy được trân trọng, và đó là lúc nhận xét của khách hàng trở nên hiệu quả.
Bằng việc hỏi khách hàng về phản hồi khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ và đăng tải những phản hồi đó lên website, đây là cách doanh nghiệp thể hiện rằng họ đánh giá cao và lắng nghe khách hàng. Điều này sẽ giúp tối đa hóa lòng trung thành của khách hàng, từ đó khiến họ trở thành khách hàng trọn đời của doanh nghiệp.
> Đọc thêm: Kiến thức Marketing
Thúc đẩy các thay đổi trong doanh nghiệp
Thực tế cho thấy, những đánh giá của khách hàng không chỉ là công cụ bán hàng quý báu, mà còn thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng mà từ đây, bạn có thể chuyển đổi thành hàng hóa/dịch vụ cho doanh nghiệp của bạn. Nếu như khách hàng đánh giá ba sao vì quy trình chuyển hàng của bạn quá chậm và đắt, ngay khi đó bạn sẽ nhận ra vấn đề ở đâu để sửa chữa. Ngoài ra, những phản hồi này cũng giúp doanh nghiệp nhấn mạnh ưu điểm mà bạn có thể tận dụng trong các kế hoạch kinh doanh tiếp theo. Có thể nói, khách hàng chính là những cố vấn tốt nhất của bạn.
Những lợi ích Testimonials đem lại
Điều cốt lõi nhất là bạn phải sử dụng được những phản hồi này trong các quyết định kinh doanh của mình. Chẳng hạn nếu như bạn đang lên kế hoạch nâng cấp website dịch vụ vì cho rằng nó đã quá lỗi thời, thế nhưng khách hàng lại phản hồi rằng bạn cần thay đổi thanh điều hướng vì họ cảm thấy không thoải mái khi sử dụng. Lúc này, bạn cần phải thay đổi theo khách hàng yêu cầu. Đó chính là những trải nghiệm khách hàng.
Đúng lúc, đúng thời điểm, quan trọng nhất là phải đúng cách
Trong những lợi ích của Testimonials là gì, nếu chỉ đơn thuần là việc đăng nhận xét của khách hàng một cách ngẫu nhiên lên website sẽ không đem lại hiệu quả. Bạn cần đưa ra chiến lược về vị trí cũng như phong cách của các nhận xét ấy.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang cung cấp nhiều giải pháp cho khách hàng mà mỗi trang giải pháp cần hiển thị một nhận xét có liên quan cụ thể. Chẳng hạn như doanh nghiệp của bạn cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất, cùng với việc dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thì khi khách hàng đang xem trong phần thiết kế nội thất, họ chắc hẳn sẽ không để tâm đến các nhận xét về dịch vụ dọn dẹp. Do đó, tốt nhất là bạn nên đặt những nhận xét liên quan đến thiết kế nội thất từ các khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ này. Đây chính là nguồn thông tin hữu ích cho những khách hàng tiềm năng.
Kết luận
Khi doanh nghiệp tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm khách hàng từng bước một, Testimonials của khách hàng chính là chìa khóa quan trọng nhất. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ gia tăng số lượng khách hàng trung thành, khiến họ liên tục mua hàng sau đó, và thậm chí còn giới thiệu đến bạn bè và gia đình mình. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm Testimonials là gì để có thể vận dụng trong kinh doanh.