Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng và ví dụ của tháp trong kinh doanh và quản trị nhân sự

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương từng nói: “ Tháp nhu cầu Maslow có thể giúp ta nhận ra và chiêm nghiệm nhiều điều về cuộc sống”. Bởi nó sẽ giúp gỡ những nút thắt tháo gỡ nhiều việc trong cuộc sống, hành vi khách hàng.

Trong kinh doanh, ứng dụng nhu cầu của Maslow chính là giải pháp giúp bạn có thể thuyết phục khách hàng của mình một cách dễ dàng. Vậy tháp nhu cầu maslow là gì? Ứng dụng và ví dụ của tháp trong kinh doanh và nhân sự như thế nào? Tất cả sẽ được hé lộ trong bài viết dưới đây.

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tâm lý học là một môn khoa học nghiên cứu vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như trong công việc. Lĩnh vực khoa học này có những đóng góp hết sức lớn lao cho nhân loại, trong đó có thể kể đến tháp nhu cầu Maslow.

Vào năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow đã đưa ra thuyết nhu cầu trong một bài viết A Theory of Human Motivation. Ông định nghĩa mô hình này theo cấp độ dưới dạng kim tự tháp đó là: sinh lý, an toàn, xã hội, sự kính trọng và được thể hiện bản thân. Từ đó, định nghĩa này được phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới cho đến ngày nay và người đời đặt tên mô hình này theo tên của ông để bày tỏ sự biết ơn và tôn trọng.

Mô hình tháp nhu cầu Maslow là gì?

Maslow từng đề cập mọi người cần phải có động cơ để đạt được những nhu cầu nhất định. Trong đó sẽ có những nhu cầu được ưu tiên hơn những nhu cầu khác. Dưới đây là 5 cấp độ cơ bản của tháp nhu cầu Maslow:

Nhu cầu sinh lý:

Đây là nhu cầu cơ bản nhất được ưu tiên nằm ở phía đáy của kim tự tháp – nhu cầu sinh lý. Đây là những yêu cầu vật chất để tồn tại của con người. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu này, cơ thể con người sẽ không thể duy trì sự sống. Loại này sẽ có: thức ăn, không khí, nước, giấc ngủ,…

Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu an toàn

Khi nhu cầu sinh lý của một người được thỏa mãn, thì nhu cầu bảo vệ bản thân được ưu tiên. Những nhu cầu này bao gồm an toàn thể chất, an ninh gia đình, tài chính hoặc việc làm và an toàn trong nhà. 

Nhu cầu an toàn
Nhu cầu an toàn

Nhu cầu xã hội

Sau khi các nhu cầu sinh lý và an toàn được thực hiện, con người tập trung chú ý vào nhu cầu giao lưu tình cảm. Theo thứ bậc nhu cầu của đó là giao lưu tình cảm. Theo thứ bậc nhu cầu của Maslow, con người muốn hòa nhập trong một cộng đồng nhất định. Họ muốn được hạnh phúc, gắn bó với gia đình và những người bạn thân thiết.

Nhu cầu xã hội
Nhu cầu xã hội

Con người cần phải yêu và được yêu. Nếu không họ sẽ cô đơn và thâm chí trở nên bị trầm cảm. 

Nhu cầu được tôn trọng

Cũng giống như chúng ta muốn được nhận tình yêu, thì sự tôn trọng cũng là yếu tố cần có. Điều này có thể được thực hiện thông qua cảm giác tự trọng, tôn trọng người khác, sức mạnh, năng lực, trình độ, sự tự tin, độc lập và tự do. 

Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu được tôn trọng

Nhu cầu thể hiện bản thân

Phần trên cùng của tháp chính là nhu cầu thể hiện bản thân. Khi bạn đã thỏa mãn được mọi nhu cầu ở 4 cấp độ bên dưới, thì nhu cầu muốn thể hiện bản thân xuất hiện. 

Tháp nhu cầu Maslow trong nhu cầu thể hiện bản thân
Tháp nhu cầu Maslow trong nhu cầu thể hiện bản thân

Maslow cho rằng nhu cầu này không xuất hiện từ việc thiếu một cái nào đó trong 4 nhu cầu đã kể trên. Mà nó xuất phát từ mong muốn phát triển của con người.

Nhu cầu này thường xuất hiện ở những người thành công. Họ liên tục cập nhật kiến thức, sức mạnh và show ra cho mọi người thấy. Hầu hết những người này thường làm việc để thỏa mãn đam mê và tìm những giá trị thật thuộc về mình. Vì vậy, nếu nhu cầu này không đáp ứng được sẽ khiến họ cảm thấy tiếc nuối vì đã không theo đuổi đam mê.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh

Hiện nay, sự thay đổi trong định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ khi áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow. Đối với kinh doanh, chúng ta phải thừa nhận rằng dù là cá nhân hay tổ chức đều tuân thủ theo 5 bậc nhu cầu trong truyền thuyết nhu cầu Maslow.

Chính sự thỏa mãn nhu cầu mới làm cho doanh nghiệp hài lòng, tạo động lực để doanh nghiệp hoàn thiện từng ngày.

Trong việc quản lý thì có thể điều khiển nhân viên bằng các tác động trực tiếp vào nhu cầu của họ. Từ đó họ sẽ nâng cao năng suất làm việc để đạt hiệu quả tốt hơn.

Trong xây dựng chân dung khách hàng

Tháp nhu cầu Maslow giúp bạn xác định được chân dung khách hàng cụ thể:

Những câu hỏi đặt ra bạn bạn cần trả lời đó là:

  • Họ thuộc nhóm nào của tháp nhu cầu Maslow
  • Họ chiếm tỷ lệ phổ biến hay chỉ là một bộ phận nhỏ
  • Họ có nhu cầu tiếp cận sản phẩm/ dịch vụ chất lượng như thế nào?

Ví dụ tình huống như sau: Bán bảo hiểm là bạn đang đáp ứng nhu cầu an toàn cho các đối tượng ở tầng tháp thứ 2. Khách hàng của bạn sẽ là những người có đủ tài chính để chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản và sẵn sàng chi ra khoản tiền lớn đảm bảo cuộc sống của bản thân.

Một tình huống khác: Bạn đang bán xe BMW thì đối tượng khách hàng bạn hướng đến chính là đối tượng ở tầng 4 của tháp. Chiếc xe hơi đắt tiền không chỉ dừng lại ở nhu cầu đi lại thông thường mà còn giúp chủ nhân khẳng định vị thế, đẳng cấp khiến nhiều người khác trong xã hội công nhân và chú ý đến. 

Ví dụ về tháp nhu cầu maslow trong việc thúc đẩy đội ngũ nhân sự

Các nhà lãnh đạo giỏi nhận ra sự khác biệt của mọi người

Nếu các nhà lãnh đạo và quản lý muốn tạo động lực cho nhân viên, họ phải mức độ hiểu biết về nhân viên của mình. Tuy nhiên, để trở thành một nhà lãnh đạo, quản lý giỏi, bạn cần nhận ra rằng mọi người luôn đặc biệt:

  • Một số nhân viên làm việc để kiếm thu nhập( nhu cầu tồn tại), nhưng không muốn kết thân với những nhân viên khác( nhu cầu liên quan)
  • Những nhân viên khác luôn đáp ứng nhu cầu của mọi người và có những mục tiêu cá nhân sẽ hoàn thành( nhu cầu phù hợp)
  • Những nhân viên làm việc chăm chỉ, tích lũy kinh nghiệm để được thăng chức( nhu cầu phát triển)

Có một số trường hợp nhân viên sẽ là sự kết hợp của những điều này.

Tháp nhu cầu maslow 8 bậc ( tháp nhu cầu maslow mở rộng)

Ngoài 5 cấp độ kể trên, tháp nhu cầu của Maslow được phát triển thêm để đáp ứng được sự phát triển của xã hội:

  • Nhu cầu nhận thức(Cognitive Needs): được học hỏi và tìm hiểu về những kiến thức nào đó để phục vụ cho sự hiểu biết của bản thân
  • Nhu cầu về thẩm mỹ( Aesthetic Needs): Là nhu cầu nói về mong muốn tìm kiếm vẻ đẹp hình thức và muốn đánh giá về vấn đề nào đó.
  • Nhu cầu hiện thực hóa: Nhận ra được tiềm năng cá nhân, hoàn thiện bản thân, tìm kiếm nhân sự phát triển và trải nghiệm đỉnh cao.
  • Nhu cầu về tự tôn bản ngã( Transcendence): Nhu cầu vượt qua mọi giới hạn của bản thân, phát triển và trải nghiệm đỉnh cao.

Kết

Đến đây có lẽ bạn đọc đã hiểu được Tháp nhu cầu Maslow là gì rồi đúng không? Mỗi cá thể tồn tại cho riêng mình 5 bậc thang nhu cầu khác nhau. Hiểu rõ và biết cách ứng dụng Tháp nhu cầu Maslow trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống sẽ giúp môi người thành công hơn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *