Trade Marketing là gì? Tại Việt Nam, Trade Marketing là khái niệm tương đối mới mẻ và thường chỉ được áp dụng ở ngành FMCG – ngành hàng tiêu dùng nhanh. Vậy thuật ngữ Trade Marketing là gì? Trade Marketing có vai trò như thế nào?
Trade Marketing là gì?
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm Trade Marketing là gì? Trade Marketing nghĩa là Marketing tại nơi bán hàng, được coi là bộ phận trung gian giữa Marketing và Sales. Họ có trách nhiệm đảm nhận triển khai các hoạt động và chiến lược thương hiệu trong kênh phân phối ở điểm bán. Như vậy, để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, bộ phận này cần tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng và các nhà bán lẻ.
Công việc chính của Trade Marketing là nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm làm cho khách hàng tiếp cận và có cảm nhận tốt nhất về sản phẩm của doanh nghiệp tại các điểm bán lẻ, siêu thị, cửa hàng đại lý,.. xung quanh.
Định nghĩa Trade Marketing – Mô tả công việc Trade Marketing
Do đó, Trade Marketing có thể hiểu là việc làm thế nào để khách hàng tìm thấy ngay sản phẩm của bạn mỗi khi có nhu cầu mua sắm và những nhà phân phối hứng thú với việc nhập hàng của bạn. Vấn đề trọng tâm của Trade Marketing là ở nơi bán sản phẩm để có thể đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất.
>> Đọc thêm: Agile Marketing là gì?
Trade Marketing có vai trò như thế nào?
HIểu được Trade Marketing là gi, cho dù sản phẩm đó được nhà bán lẻ nhập từ nhà bán buôn hay nhà phân phối trung gian, thì họ vẫn phải lựa chọn nơi sản xuất hàng hóa tốt nhất để cung ứng ra thị trường, tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, nhà bán lẻ có quyền năng rất lớn trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Điều này tạo nên những cuộc chiến rất gay gắt giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối để sản phẩm của họ được bày biện ở vị trí ưu tiên hơn trên các kệ hàng hóa ở siêu thị hoặc các cửa hàng bán lẻ. Trade Marketing được coi là chìa khóa tạo nên sự khác biệt giữa các nhà sản xuất, phân phối hàng hóa, giúp họ chiếm được lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh khác.
Vai trò của nhà phân phối
Trong các doanh nghiệp lớn, chúng ta ít khi làm các chương trình vì họ đã có hoa hồng theo từng hợp đồng. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn cần Trade Marketing như kết hợp với phòng phát triển thị trường. Thực tế cho thấy, thị trường luôn có những khách hàng cần chăm sóc. Do đó, việc phát triển khách hàng chính là thúc đẩy tăng doanh số. Nếu doanh nghiệp của bạn có khuynh hướng bán buôn để nhanh chóng đạt mục tiêu thì doanh nghiệp cần một hệ thống phân phối sâu rộng.
Trade Marketing có vai trò như thế nào?
Vai trò của các cửa hàng
Để hàng hóa đi đến từng cửa hàng cần phải có nhân viên bán hàng. Đối với những doanh nghiệp có nhiều mặt hàng mà chỉ có một nhân viên bán hàng bán sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngành hàng. Trade Marketing có nhiệm vụ tạo ra những chương trình để kích thích việc cửa hàng mua vào hay bán ra. Những chương trình này cơ bản có hai phần chính: Chiến thuật dài hạn (theo năm) và chương chiến thuật ngắn hạn (diễn ra trong khoảng 2 đến 3 tuần).
Vai trò của Trade Marketing và Brand Marketing – Trade Marketing plan
Những chiến thuật trong Trade Marketing
Hiểu rõ thói quen của người tiêu dùng
Có thể nói, thói quen tiêu dùng là sự tập hợp của nhiều yếu tố liên quan tới quá trình mua hàng như: nhu cầu, sự lựa chọn sản phẩm, không gian mua sắm, tần suất,… Có thể lấy ví dụ về Trade Marketing là gi với người tiêu dùng là nữ giới thường đưa ra quyết định mua hàng tại điểm bán dù chưa có nhu cầu, mua sắm tại cửa hàng quen,… Đây là những thông tin quan trọng cho bộ phận Trade Marketing để thiết lập các chương trình khuyến mại, trưng bày sản phẩm tại các điểm bán hàng.
Những chiến thuật trong Trade Marketing – Các hình thức Trade Marketing
Khu vực mua hàng
Đây chính là nơi mà người mua đưa ra quyết định mua sản phẩm của bạn. Những năm trước đây, khu vực mua hàng thường không nhận được sự quan tâm bởi nhiều người cho rằng, nó chỉ có vai trò là đường dẫn để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, các doanh nghiệp đã nhận thấy rằng việc chiến thắng ở khu vực mua hàng sẽ là con đường đi đến thành công. Nếu bạn đặt đúng vị trí, bao bì đẹp mắt, mức giá phù hợp tại đúng tầm nhìn của khách hàng, đúng cửa hàng sẽ đảm bảo thương hiệu của bạn được biết đến trước những đối thủ cạnh tranh khác.
Giành được vị trí tối ưu
Thực tế cho thấy, một sản phẩm sẽ chỉ có vài giây để thu hút được sự chú ý của khách hàng. Có khoảng 29% người mua hàng ngẫu nhiên, và 18% trong số đó cho biết họ bị ảnh hưởng bởi sự trưng bày trên các kệ hàng. Có 24% khách hàng sẽ bị thu hút bằng việc trưng bày ở những kệ bên ngoài, nhưng chỉ có 17% trong số họ bị tác động bởi các chương trình giảm giá, khuyến mại.
Để làm tốt việc này, doanh nghiệp cần phải đặt sản phẩm của mình ở vị trí tốt, vừa phải kết hợp với những phương tiện trưng bày và nghệ thuật sắp đặt để tiếp thị cho sản phẩm, thương hiệu.
Kết luận
Phương Anh Blog vừa chia sẻ với bạn về khái niệm Trade Marketing là gì cũng như vai trò của nó trong các chiến dịch Marketing. Có thể coi đây là công cụ góp phần nuôi dưỡng quá trình phân phối một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận.