Unique là gì? Làm thế nào để tạo ra Unique Selling Point?

Để tạo dựng được niềm tin và in sâu trong tâm trí khách hàng, mỗi doanh nghiệp cần phải có tính unique trong sản phẩm/dịch vụ của mình. Khi đó, khách hàng sẽ tin tưởng và chọn mua nhiều hơn. Vậy unique là gì? Làm thế nào để tạo một Unique Selling Point cho thương hiệu? 

Unique là gì?

Unique được hiểu là tính độc đáo, đặc sắc, mang sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp. Yếu tố này cũng có thể xuất phát từ định vị thương hiệu trên thị trường và có thể coi, đây là yếu tố quyết định giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Unique xác định vị trí doanh nghiệp của bạn trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần xem unique là đối tượng trung tâm: giá trị và vấn đề doanh nghiệp giải quyết cho khách hàng. Unique càng độc đáo thì giá trị đem lại càng lớn, điều mà không đối thủ nào có thể làm được.

Với những doanh nghiệp có nhiều sản phẩm và các sản phẩm đó đều giống nhau, khách hàng sẽ rất khó lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Bạn có thể đề xuất bán sản phẩm độc đáo để khách hàng có thể tìm thấy các sản phẩm có ích với họ.

Unique la gi

Unique là gì?

Bạn cần xem xét sứ mệnh và tầm nhìn lâu dài của công ty để đưa ra tính unique của doanh nghiệp. Khi khách hàng tin tưởng vào tính unique của sản phẩm, họ sẽ trở thành khách hàng trung thành và thân thiết. Đây là điều mà doanh nghiệp cần thúc đẩy để tăng doanh thu.

>> Đọc thêm: Pain Point là gì?

Làm thế nào để tạo một Unique Selling Point cho thương hiệu?

Unique Selling Point (viết tắt là USP) là điều làm cho sản phẩm trở nên khác biệt. Tuy nhiên, đây là điều không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tìm ra được. Dưới đây là một số cách tìm ra USP mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

Lam the nao de tao ra mot Unique Selling Point cho thuong hieu

Làm thế nào để tạo một Unique Selling Point cho thương hiệu?

Hiểu rõ các khách hàng tiềm năng

Hiểu mọi điều về tập khách hàng mục tiêu là điều rất cần thiết khi bạn bắt đầu suy nghĩ về những điểm khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể cân nhắc đến các yếu tố sau đây:

  • Yếu tố thúc đẩy quyết định mua hàng của họ?
  • Khách hàng của bạn mong muốn điều gì nhất?
  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn có giải quyết được vấn đề của họ hay không?
  • Tại sao khách hàng nên chọn mua sản phẩm/dịch vụ của bạn mà không phải là của đối thủ khác?

Thể hiện việc doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng như thế nào?

Thực tế cho thấy, người dùng có thể chưa chắc muốn mua sản phẩm, mà họ chỉ muốn dùng sản phẩm để giải quyết vấn đề của họ. Để tạo ra được USP mạnh mẽ, bạn phải thực sự hiểu được khách hàng của mình và tiếp thị việc sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề của họ như thế nào. Với việc lựa chọn sản phẩm của bạn, khách hàng có thể cải thiện được điều gì trong cuộc sống? Đây chính là nền tảng khi tạo ra USP cho thương hiệu.

Lam the nao de tao ra mot Unique Selling Point cho thuong hieu

Làm thế nào để tạo một Unique Selling Point cho thương hiệu?

Tối giản hóa sản phẩm

Vậy là bạn đã tìm ra khách hàng tiềm năng của mình, nhưng bạn cần biết rằng rất ít khi họ dành thời gian đọc các bài viết dài về bạn. Hiểu một cách đơn giản, giống như quảng cáo chỉ tốn vài giây để thu hút và tạo ấn tượng với người xem, thì USP cũng cần rõ ràng ngay lập tức.

Khiến cho khách hàng không thể từ chối sản phẩm

Đây là thời điểm thích hợp để bạn cho khách hàng thấy được vì sao họ nên chọn sản phẩm của bạn mà không phải của đối thủ. Ở một góc nhìn khác, USP được coi như một lời hứa của doanh nghiệp với khách hàng. Có thể lấy ví dụ về FedEx với khẩu hiệu nổi tiếng: “Chỉ cần bạn có nhu cầu, chúng tôi sẽ giao hàng ngay cả nửa đêm”. Chính điều này đã làm cho doanh nghiệp này trở thành một thương hiệu có quy mô toàn cầu, dẫn đầu thị trường.

Lam the nao de tao ra mot Unique Selling Point cho thuong hieu

Làm thế nào để tạo một Unique Selling Point cho thương hiệu?

Kết luận

Bài viết này đã chia sẻ với bạn về thuật ngữ unique là gì và các cách để tạo ra USP cho thương hiệu. Mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm nhiều hơn vào việc xây dựng USP trong các chiến lược kinh doanh và phát triển lâu dài.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *